Ngày 8/5/2008, lần đầu tiên mình đến Israel. Chuyến bay Cairo – Tel Aviv chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ nhưng đã khiến mình như lạc vào một thế giới khác. Khi xe chạy vào thành phố là đã thấy ngay một cuộc sống ngăn nắp, tinh tươm, khác hẳn một xã hội lộn xộn và bẩn thỉu. Một bên là những “người khổng lồ” với trọng lượng trên dưới một tạ, nam cũng như nữ và một thế giới với những con người nhanh nhẹn, gọn gàng. Đó là những gì đập vào mắt chứ không phải yêu hay ghét ai, vì thực ra mình còn gắn bó với người Ả Rập nhiều hơn người Do Thái.
Cậu lái xe đón mình từ sân bay là một người Ả, anh nói tiếng Anh tốt hơn hẳn những người Ả Rập bên Ai Cập. Nghe kể chuyện, mình hơi ngạc nhiên về số lượng người Ả Rập sống tại Israel, lúc đó là trên 2 triệu, còn bây giờ cỡ 3 triệu người. Về nguồn gốc chủng tộc, có lẽ người Do Thái và người Palestin là một, họ là Do Thái nếu vẫn theo Do Thái giáo, còn những người cải đạo sang Hồi giáo (một tôn giáo xuất hiện sau 1600 năm) thì trở thành Palestin.
Điều gây ấn tượng nhiều nhất là đất nước Israel giống hệt như ...Úc về thời tiết khí hậu và cảnh quan. Chính vì thế chưa xong chuyến đi đầu mà mình đã tính phải có chuyến tiếp theo, và lần này dành cho gia đình.
Lúc đó cháu Si mới tròn 1 tuổi nên không thể đi được, vậy mình với bà xã và Kelly (còn gọi là Bi) sẽ đi. Mà đi đường bộ luôn nên mình đã hẹn bạn đón mình ở thị trấn Eilot cực nam Israel, theo tuyến đường số 90 sẽ đi dọc theo chiều dài đất nước, đi giữa Bờ tây ở phía Tây và Dải Gaza về phía đông của Palestin.
Nhưng rồi phải 9 tháng sau, chuyến đi mới thu xếp được. Vì Sissy ở lại với cô giúp việc, thú thật là tụi mình không hoàn toàn yên tâm nên thôi hủy bỏ kế họach đi đường bộ, chỉ sợ có gì trục trặc không về được đúng theo kế hoạch thì rất phiền.
Cả hai chuyến đi, mình đều đã sống trong khung cảnh thanh bình, an toàn, không hề lo lắng gì, như những gì xảy ra trong khoảng thời gian dài sau cuộc chiến cuối cùng vào năm 1973 đến nay. Vậy mà...cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào trong lãnh thổ Israel đêm 7/10 được ví như một sự kiện 11/9 của năm 2011 bên Mỹ.
Thủ hiến Minns của NSW đã cảm thấy “kinh hoàng” trước những cuộc biểu tình giận dữ của người Ả Rập và Palestin tại khu vực Nhà hát Con sò, nơi Opera House được chiếu màu cờ của Israel để tỏ tình đoàn kết với người dân Do Thái; khu vực Town Halls, nơi làm làm việc của Chính phủ NSW và Lakemba, khu vực nhà mình, nơi sinh sống của nhiều người Hồi giáo.
Vì lý do nhân đạo, Úc đã thâu nhận khá nhiều người Palestin đến tị nạn chiến tranh trong vài chục năm qua. Một sắc dân cũng được chiếu cố là Lebanon, cũng vì nội chiến ở nước này. Một điều ít người để ý là khi tổ chức Huynh đệ hồi giáo bị cấm ở Ai Cập thì một số thành viên của nó cũng chạy sang Úc.
Theo như bảng “phong thần”, người gốc Ả Rập chiếm tỉ lệ cao nhất trong việc xin trợ cấp an sinh xã hội (hơn cả người Việt). Để xin trợ cấp, trong nhiều trường hợp là “ăn gian” về thu nhập cá nhân và doanh số trong kinh doanh và đây là một điểm yếu chết người nếu như nhà chức trách quy kết tội “trốn thuế”. Chính vì thế, có thể dự đoán các cuộc biểu tình ủng hộ Palestin sẽ hạ nhiệt nếu được chính quyền “khuyên” là không nên.
Với thỏa thuận “đổi đất lấy hòa bình” Israel đã trả lại Dải Gaza cho phía Palestin mà không xong và nay vùng đất bé nhỏ này lại trở thành căn cứ để đánh vào đất nước Do Thái giáo. Tại anh hay tại ả thì thật khó nói, mình chỉ muốn thử làm tiên tri đoán thời vận sẽ ra sao.
Thứ nhất, Israel đã chuẩn bị 300,000 quân để tái chiếm Gaza, nhằm vào hang ổ và tiêu diệt tận gốc Tổ chức Hamas. Sự kiện 11/9 đã làm Tổ chức Al Qadar và bin Laden bị xóa sổ thì nay một tình huống tương tự sẽ sắp diễn ra. Hệ lụy của việc này là sẽ nổ ra một loạt các vụ khủng bố khủng mẹ nhắm vào Israel và những người bạn của họ, nhưng Israel không có lựa chọn nào khác.
Dự trong tương lai, Gaza sẽ một lần nữa được trao trả lại cho phía Palestin thì đó mới là lúc hòa bình có hy vọng được vãn hồi.
Thứ hai, có thể coi Iran đã thành công trong việc làm Hiệp định hòa bình Israel – Saudi Arabia bị đình hoãn vô thời hạn. Đến nay đã có 6 nước Ả Rập bình thường quan hệ với Israel. Nếu Saudi, một nước giàu mạnh trong thế giới Ả Rập ký kết với Israel thì triển vọng hòa bình tại Trung Đông sẽ rất sáng sủa, nhưng lại là điều Iran sợ hãi nhất vì các nước Ả Rập đều theo giáo phái Sunni không coi Israel là kẻ thù nữa thì họ sẽ chĩa mũi nhọn là sang giáo phái Shia của Iran. Về tư tưởng, Hamas chịu ảnh hưởng của Huynh đệ hồi giáo, nhưng mọi người đều biết Iran “nuôi” Hamas từ khi Hamas thành lập năm 1987 đến nay.
Bên cạnh đó kế hoạch “con đường tơ lụa” từ Ấn Độ đi Châu Âu qua ngả Trung Đông mà Tổng thống Biden đề xướng tại hội nghị G20 tháng 9 vừa qua cũng bị phá sản hoặc đình hoãn. Tương tự là các dự án phát triển kinh tế đầy tham vọng của Saudi trong việc “hóa rồng hóa hổ” từ nguồn vốn dầu lửa khổng lồ chưa biết đến bao giờ mới thành hiện thực.
Ảnh: Màu cờ Israel trên Nhà hát Con sò.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét