Nếu được hỏi điều gì ấn tượng nhất sau chuyến đi Mỹ?
Đó không phải là thủ phủ Los Angeles của tiểu bang lớn nhất Califonia, cũng không phải sự xa hoa, tráng lệ của Las Vegas, cũng không tính Đại học Stanford lừng danh nằm giữa San Francisco và San Jose. Đối với mình chỉ là hòn đảo nhỏ nằm giữa Thái bình dương bao la với tên gọi Oahu, thuộc tiểu bang Hawaii.
Không giống như lục địa Á Âu và châu Phi, “tân thế giới” châu Mỹ không có người cổ đại. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia của những kẻ phiêu lưu vì tất cả đều là những người di dân. Người da đỏ được coi là “bản xứ”, nhưng thực ra cũng di cư từ Châu Á sang, qua eo biển Bering sang Alasca cách đây 20,000 năm.
Đa số người Mỹ là người da trắng, họ sang trước người da đen một khoảng thời gian không lâu. Người da vàng ít hơn và mới hơn nữa nhưng những người định cư đầu tiên cũng đã cũng đã trên một trăm năm.
Đến bây giờ người ta vẫn chưa thể lý giải thỏa đáng làm sao mà nhũng người “da nâu” có thể đến được quần đảo Hawaii, nằm ở tây bắc Thái Bình dương, làm thế nào những con thuyền “độc mộc” có thể vượt trùng dương hàng ngàn, hoặc hàng vạn dặm. Chắc chắc họ phải vô cùng dũng cảm và có một ý chí sắt thép!
Ngày ấy, ước tính cách đây khoảng 1,100 năm. Đến nay vẫn có hai giả thiết, dòng người di dân đến quần đảo một lần một hoặc có thể đến 2 hoặc 3 lượt, mỗi lượt cách nhau vài trăm năm. Đến những đảo hoang, tổ tiên của người Hawaii đã biết dựng lên những ngôi nhà bằng gỗ và lá những khá bề thế và vững chãi, xây dựng một cuộc sống “đậm đà bản sắc dân tộc”.
Để bay về Sydney, mình và gia đình mất 11 giờ từ Los Angeles đến điểm trung chuyển Fiji. Hóa ra 11 giờ không đến nỗi quá lâu vì tụi mình mất 8 giờ để ăn và ngủ, còn lại 3 giờ để nghe nhạc. Mình say sưa với những bản nhạc mang âm hưởng du dương theo nhịp sóng của hải đảo.
Trung tâm văn hóa Polynessia tại đảo Oahu là có những show trình diễn giới thiệu về văn hóa của người Hawaii và cả những đảo Thái Bình dương như Fiji, Samoa, Tahiti, Tonga... Mỗi vùng đều có những nét đặc trưng về âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc, ẩm thực, kỹ thuật đi biển...hết sức đặc sắc.
Đa số các diễn viên là người “bản xứ xịn” của các quốc gia kể trên vì họ là sinh viên đang theo học tại Đại học Hawaii. Để cho giống hình ảnh truyền thống của người “đa đảo”, các em không trang điểm, không độn vú, đi chân không mà vẫn rất xinh đẹp!
Vừa rồi, mình tình cở độc một bài viết của một tác giả người Mỹ gốc Việt, theo đó có nhiều bằng chứng về ngôn ngữ, chủng tộc chỉ ra rằng người Hawaii và người Việt là “đồng bào” của nhau (link bài viết trong phần conment).
Khác với người Melanesia có nguồn gốc từ đảo Papua, người thổ dân Úc từ đảo Úc được coi là “da đen”, người hải đảo nước da sáng hơn có nguồn gốc từ Đông Á, cụ thể có chung nguồn gốc với người Việt cổ. Vì thế trong văn hóa đa đảo với văn hóa của chúng ta vẫn có chung những khái niệm về âm dương, chim cá, chung các câu chuyện ngụ ngôn. Theo ý kiến cá nhân, âm nhạc, kiến trúc và nghệ thuật nói chung của “bà con” đảo xa còn phát triển hơn người Việt chúng ta, vốn bị chèn ép bởi văn hóa từ phương Bắc.
Có một điều dễ thấy, người Hawaii và hải đảo có tầm vóc không cao nhưng đa số đậm người. Người ta giải thích rằng, trong cuộc sống biển cả thường xuyên vận lộn với sóng lớn, họ phải sử dụng nhiều sức mạnh thân thể nhiều nên khung xương phát triển.
Trước đây, thực phẩm chính ở các đảo chỉ là khoai môn và dừa, nhưng khi người phương Tây vào, mang theo gia súc nên khẩu phần trở nên có nhiều dinh dưỡng hơn. Có thể vì thế mà một tỉ lệ cao người hảo đảo bị béo phì.
Các diễn viên nghiệp dư trong trung tâm văn hóa Polynesia thường xuyên ra trò chuyện với du khách. Xét về gien di truyền ADN thì 80% người hảo đảo và người Đông Á của chúng ta giống nhau. Theo nào nét mặt rất gần gũi, thân thương!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét