Sau năm 1945, một loạt triều đại phong kiến bị xóa sổ trên thế giới. Nhưng đồng thời cũng có thể ghi nhận, hầu hết các nước xóa bỏ Vua đều xẩy ra nội chiến. Ngược lại, những nơi nào còn giữ được ngôi báu thì đất nước đó thường yên ổn, hòa bình thống nhất và thịnh vượng.
Tại Việt Nam, vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945. Trong Hồi ký “Con Rồng nước Nam”, Bảo Đạo đã thừa nhận đó là quyết định "thiếu thông tin”. Thực sự đó là sai lầm lớn, trên thực tế đã nhấn chìm sự nghiệp chính trị của cá nhân ông, làm ông mất đi sự ủng hộ của những người yêu nước, tôn trọng truyền thống dân tộc. Hơn nữa, nó còn gián tiếp đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh kéo dài và đẫm máu nhất trên thế giới, tính từ sau Đại chiến.
Tại Châu Âu, sau Đại chiến cũng là lúc phong trào phản phong lên cao, với việc ra đời một loạt các nước XHCN. Riêng tại Hy Lạp, một nước thuộc Đông Âu và chủng tộc Slaver đã xảy ra cuộc nội chiến đến năm 1949 mới ngã ngũ. Tuy nhiên, sự bất ổn chưa dừng lại, nhiều cuộc đảo chính và bạo lực đã diễn ra trong thời gian 1965-1974 ờ nước này.
Tại Hungaria 1956 và Tiệp Khắc 1968 cũng xảy ra những tranh chấp chính trị khốc liệt dẫn đến các can thiệp quân sự của Liên Xô.
Trong khi đó, tại các nước có Vua hoặc nữ hoàng, thịnh vượng và giàu có tiếp tục được vun trồng, đó là Na uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Anh Quốc. Riêng Tây Ban Nha tái lập chế độ quân chủ từ năm 1975.
Chế độ quân chủ của vua Fabruk ở Ai Cập kết thúc vào năm 1952. Tất cả các đời tổng thống sau đó đều “có chuyện” Naguib bị phế truất và cầm tù, Nasser chết đột tử ở tuổi 52, Sadat bị ám sát, Mubarak bị lật đổ và cầm tù; Mosri bị lật đổ, cầm tù và chết trong tù. Còn tổng thống đương nhiệm Sisi thì chưa rõ cái kết sẽ ra sao.
Trong các nước thế giới Ả Rập khác, chế độ quân chủ sụp đổ tại Iraq vào năm 1958, tại Yemen năm 1962, tại Lybia năm 1969. Mọi người đều đã biết các quốc gia này hiện trạng lanh tanh bành ra sao. Ở chiều ngược lại, chế độ quân chủ vẫn đang hiện hữu tại Jordan, Morocco, Sau đi và 5 nước vùng Vịnh khác. Nhưng nơi này đang tạm coi là ổn định và giàu có.
Sau năm 1945, Châu Phi da đen (black Africa) chỉ còn hai nước quân chủ đó là Ethiopia và Swaziland, mà tên mới là Eswatini.
Năm 1974, hoàng đế Haile Selassie bị lật đổ, Ethiopia dường như ngay lập tức sa vào chiến tranh và nội chiến tàn khốc cho đến khi lãnh thổ bị chia cắt, một quốc gia mới Eritrea đã ra đời vào năm 1993. Trong khi đó, tiểu quốc Swaziland tuy nghèo nhưng không hề có nội chiến.
Tại Thái bình dương xa xôi, đảo quốc Samoa xóa bỏ chế độ phong kiến vào năm 1962 nhưng vua Tanumafili được giữ chức quốc trưởng cho đến khi chết. Đây là một nghĩa cử rất tuyệt vời của người Samoa đối với vị vua của mình.
Châu Á còn khá nhiều nước còn Vua, đó là Nhật Bản, Butan, Malaysia, Bruney, Thái Lan, Campuchia và các vị vua này đã đóng vai trò rất tốt cho việc giữ gìn sự ổn định và phồn vinh. Ví dụ, các vị tướng Thái đã nhiều lần coi trời bằng vung, nhiều lần làm đảo chính lật đổ chính phủ nhưng đều chịu quỳ gối khi yết kiến vua.
Tại Trung Quốc, hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị năm 1945 cũng là lúc cuộc nội chiến đẫm máu diễn ra giữa phe Tưởng và phe Mao kết thúc vào năm 1949 với việc thành lập nước CHND Trung Hoa. Nhưng máu của người Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ dưới sự cai trị tàn bạo của Mao Trạch Đông. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thể thống nhất Đài Loan, thể chế cũ của Trung Hoa dân quốc.
Còn Campuchia, Xihanuk bị phế truất năm 1972 cùng lúc với cuộc nội chiến giữa phe Lonon và phe Mao ít của Polpot diệt chủng. Campuchia chỉ trở nên yên ổn khi Xihanuk hồi hương và chế độ quân chủ được khôi phục.
Sự việc ở Afghanistan nữa, từ khi vua Khan bị đảo chính năm 1974, nước này chưa bao giờ yên tiếng súng!
Bài viết này không có ý định đúc rút ra “lý luận” rằng chế độ phong kiến là ưu việt hay có những lợi ích nào. Tuy nhiên qua những hiện tượng thực tế, có thể rút ra một số cảm nghĩ.
- Vua chúa là sản phẩm của lịch sử lâu đời, là tượng trưng cho truyền thống dân tộc và tự hào dân tộc. Đó là một chỗ dựa tinh thần chung cho tất cả mọi người dân, một cái đich để hướng đến.
- Mọi người trong cùng một đất nước rất cần những giá trị chung, tôn ti trật tự chung để gìn giữ. Khi lật nhào phong kiến, rất nhiều quy ước đã được vun đắp trong hàng ngàn năm bị phá vỡ.
- Không ai có thể để đủ tư cách để đứng ngoài, đúng hơn là đứng trên các đảng phái, phe nhóm như vua hay nữ hoàng. Tư thế này rất quan trọng khi cần thiết giải quyết sự đụng độ giữa họ với nhau. Đây chính là vai trò kết nối, đoàn kết của vua hay nữ hoàng.
- Lý Thường Kiệt từng viết “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, cho thấy quan niệm xưa đã đồng nhất giữa vua với đất nước, yêu nước là yêu vua. Việc hạ nhục, phỉ báng Vua (tội nặng theo Luật pháp Thái) là điều không nên vì vô hình chung, nó chống lại truyền thống và sự đoàn kết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét