Sau khi phá lệ hai nhiệm kỳ để trở thành “nhà lãnh đạo suốt đời”, Tập Cận Bình đã chọn Nga là nước đầu tiên đi thăm. Về hình thức, đây là chuyến thăm đáp lễ chuyến thăm của Putin vào tháng 2/2022, vài ngày trước chiến tranh Ukraine, có thể coi đây là một chuyến đi lịch sử, đánh dấu sự gắn bó khăng khít giữa hai cường quốc “phương đông” hàng đầu thế giới để chống lại Mỹ và Phương Tây.
Chuyến thăm này làm mọi người nhớ lại chuyến thăm của Mao Trạch Đông sang Liên Xô trước đây. Ngay sau khi giành được chính quyền vào tháng 10/1949 thì tháng 12 cùng năm, Mao đã lập tức sang thăm Liên Xô. Tại đây, với tư cách là Lãnh tụ của Quốc tế Cộng sản, Stalin đã phân công Mao phát triển cách mạng tại khu vực Á Châu.
Vào giai đoạn đó có thể coi là phe XHCN đã chiếm được 1/3 châu Âu ôm gần trọn Châu Âu Slaver, phe Tự do nắm German và Latin. Tuy nhiên hai nước thuộc chủng tộc Slaver ly khai gồm Nam tư và Hy Lạp đã trở thành cái gai trong mắt nhà độc tài Stalin.
Mao kém Stalin 14 tuổi, tạm coi là đàn em đã tỏ ra hăng hái, nhiệt tình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các nhóm cộng sản và Mao ít có vũ trang phát triển mạnh ở Đông Dương, Nam Dương, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Philippines, Nepal, nam Yemen...Nói một cách hình ảnh, “ba dòng thác cách mạng” nổi lên như sóng trào, còn Mao đã gọi đó là “Gió đông thổi bạt gió tây”, thực sự đã làm phe Mỹ nhiều phen điêu đứng.
Về sau, khối cộng sản do Liên Xô lãnh đạo sụp đổ có nhiều nguyên nhân, nhưng không thể thiếu nguyên nhân quan trọng là Mỹ đã thành công trong việc ly gián hai người khổng lồ, biến họ từ vị thế anh em đồng chí sang kẻ thù không đội trời chung.
Đến nay mọi người vẫn còn tranh cãi lý do tại sao Mỹ khăng khăng đòi đổ quân vào miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960s, mặc dù chính phủ Ngô Đình Diệm đã mạnh mẽ bác bỏ vì nó không cần thiết? Việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã làm Liên Xô nhảy vào cuộc, một địa bàn theo phân công là do Trung Quốc phụ trách.
Vào lúc Xô Trung đã phát sinh một số bất đồng, phải chăng chính vì giẫm chân lên nhau ở Việt Nam đã làm mâu thuẫn trở nên sâu sắc, đỉnh điểm là cuộc chiến biên giới đẫm máu vào đầu năm 1969, sự kiện mà Hồ Chí Minh đã viết trong di chúc là “rất đau lòng”.
Con tạo xoay vần, nay thì một lần nữa Trung và Nga lại cấu kết với nhau, cho dù thứ bậc đã thay đổi, Nga đã trở nên yếu kém nên Trung Quốc mới là kẻ cầm trịch. Một cuộc chiến tranh lạnh, cuộc chiến ý thức hệ mới là không tránh khỏi. Để dự đoán “ai thắng ai”, chúng ta thử tìm hiểu nền tảng văn hóa- kỹ thuật của hai phe ra sao.
Về văn hóa, đó là hai thái cực, bên độc tài là nguyên tắc phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh từ sự lãnh đạo tập trung; với bên kia tôn thờ chủ nghĩa tự do cá nhân.
Hồi mình mới qua Úc năm 1994, mình khá có quen biết một anh chủ người Việt, anh nói đại ý: nếu những người làm công họ thương anh thì anh sẽ thành công, bằng không, anh sẽ thất bại. Anh giải thích thêm, nếu mọi người “happy” với công việc, họ gắng sức đóng góp thì hãng sẽ làm ăn tốt, còn họ mà ghét người chủ mà phá thì chỉ có cách lụi bại.
Đó là ý tưởng lần đầu được nghe, vì trước đó mình biết các ông chủ thường hay quát mắng, áp dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc nhằm bắt người làm thuê tuân theo kỷ luật và vắt kiệt sức lao động. Thì ra đây là một quan niệm hoàn toàn khác, người lao động phải vui thì họ làm mới tốt.
Sống trong xã hội tư bản lâu, mình ngày càng thấu hiểu rằng chỉ có phát huy hết sức tự do tư duy, sáng tạo, có đam mê và tự tin cao độ mới có thể đạt hiệu suất làm việc cao nhất, với những thành quả kỳ diệu. Đó là lý do mà những tấm gương như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg...xa hơn như Albert Einstein, Isaac Newton chỉ có thể phát huy tài năng ở xứ sở tự do kiểu phương Tây chứ không thể xuất hiện dưới chính thể của văn hóa phục tùng.
Theo các con số thống kê ở Mỹ, Úc hay Châu Âu, học sinh các nước Châu Á cầm đũa như Tàu, Việt, Nhật, Hàn có kết quả khá cao trong học tập. Thực chất học giỏi cũng chỉ là sao chép giỏi vì ai nhắc lại được điều thầy giảng tốt hơn thì người đó được điểm cao hơn. Hơn nữa thành tích của học sinh gốc Á chỉ thể hiện ở bậc phổ thông, lên bậc đại học ưu thế đó không còn nữa.
Trước đây, có dự báo cho rằng chỉ 5-10 năm nữa Thu nhập quốc dân GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Tuy nhiên nay tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, thời gian vượt Mỹ sẽ lâu hơn, nhưng kể cả như vậy cũng chỉ là quy mô, còn chất lượng, hiệu quả và trình độ thì khoảng cách vẫn sẽ là cực lớn.
Điều mà mọi người đều biết, Mỹ là nước đang dẫn đầu thế giới về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quyền lực mềm. Điều đó cho phép Mỹ giữ vai trò đầu tàu kinh tế thế giới, người dẫn dắt cuộc chơi về luật pháp cũng như về công nghệ.
Trong cuộc ganh đua chiến tranh lạnh, không thể tránh một số hệ lụy. Điều đầu tiên là kỷ nguyên lãi suất thấp sẽ không còn nữa. Thời kỳ hai phe trước đây, phe tư bản đẩy lãi suất lên cao để ngăn nguồn vốn chảy sang phe kia, điều này sẽ tái diễn.
Khi lãi suất cao, kết quả của nó sẽ là suy thoái kinh tế và thất nghiệp. Điều này sẽ trầm trọng hơn ở các nước đông dân trong bối cảnh việc nhập cư ở các nước còn thưa dân sẽ được xiết chặt.
Bằng việc triển khai thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS, đó là một thông điệp chọn phe hết sức rõ ràng của Úc. Riêng với Việt Nam, chúng ta chưa biết chính sách “cây tre” có còn duy trì nữa hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét