Ethiopia ở trong vùng Sừng
châu Phi (Horn of Africa), tức Đông Phi đã có những chuyển biến triệt để trong bộ
máy lãnh đạo cao cấp vào năm 2018. Ethiopia có nữ tổng thống đầu tiên, bà Sahle
Work Zewde, một cựu quan chức Liên hiệp quốc. Thủ tướng trẻ tuổi đầy quyết tâm
cải tổ là Abiy Ahmed Ali, một cựu du học sinh Anh quốc. Đặc biệt, 50% trong tổng
số 20 bộ trưởng nội các là phụ nữ.
Chính phủ mới đã tiến hành
hòa giải dân tộc khi thả hàng loạt tù nhân chính trị, trao thêm quyền tự trị
cho các sắc tộc, bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng.Về kinh tế, đó
là việc đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa, trong đó có cả hãng Hàng không quốc gia
Ethiopia Airlines.
Vậy mà ngày 23/6 vừa qua, một
cuộc binh biến đã xảy ra khiến Tham mưu trưởng quân đội Seare Mekonnen, Thống đốc
tiểu bang Amhara và hai người nữa bị bắn chết. Chính phủ mô tả sự việc này là một
âm mưu đảo chính và cho biết đã bắt giữ một số thành viên cao cấp trong quân đội
liên quan.
Khu
vực Sừng châu Phi ngày nay là một điểm trũng của châu Phi và toàn thế giới về
nghèo nàn và lạc hậu, mặc dù có những trang sử hào hùng trong quá khứ. Với chứng
cứ về bộ xương nổi tiếng mang tên Lucy, Sừng châu Phi được coi là cái nôi của
nhân loại. Theo giả thiết, người thượng cổ xuất phát từ đây, đi ngược lên phía
Bắc khi mà eo biển Bab Mandad hiện nay rộng 20km nhưng trước đây
"dính" với lục địa Á Âu, và từ vùng đất Trung Đông, loài người tỏa ra
hai hướng chính, sang phía Tây chính là người châu Âu và sang hướng Đông, trở
thành người châu Á ngày nay.
Trong khoảng 10 thế kỷ, từ TK thứ nhất đến TK thứ 10, Sừng châu phi là lãnh địa của Vương quốc Aksum, với sự trị vì của dòng họ Solomon. Có những giai đoạn Aksum là một đế quốc hùng mạnh, được coi là một trong 4 thế lực lớn nhất trong lịch sử cùng với La mã, Ba tư và Trung hoa. Sau đó đế quốc Aksum suy yếu, do các thế lực Hồi giáo từ Trung Đông, bên kia biển Hồng Hải tràn sang. Dần dần, Sừng châu Phi bị chia cắt thành 4 nước, trong đó Somalia và Djibouti tách ra và gia nhập thế giới Arab; đến năm 1993, Eritrea tách khỏi Ethiopia.
Ethiopia vẫn là quốc gia đông nhất ở Sừng châu Phi, với dân số 102 triệu người, chiếm 80% dân số khu vực, đứng thứ nhì châu Phi với nhiều sắc tộc và hai tôn giáo chính là Hồi và và Thiên chúa. Trong thời kỳ các cường quốc châu Âu xâm chiếm châu Phi làm thuộc địa, Ethiopia là quốc gia duy nhất giữ được chủ quyền, chỉ chịu thất thủ một thời gian ngắn bởi Phát xít Ý. Năm 1974, hoàng đế Haile Selassie bị lật đổ, nhưng chính quyền mới lại bị rơi vào một cuộc tranh chấp nội bộ, dẫn đến cái chết mờ ám của lãnh tụ Tafari Benti vào năm 1977.
Trong khoảng 10 thế kỷ, từ TK thứ nhất đến TK thứ 10, Sừng châu phi là lãnh địa của Vương quốc Aksum, với sự trị vì của dòng họ Solomon. Có những giai đoạn Aksum là một đế quốc hùng mạnh, được coi là một trong 4 thế lực lớn nhất trong lịch sử cùng với La mã, Ba tư và Trung hoa. Sau đó đế quốc Aksum suy yếu, do các thế lực Hồi giáo từ Trung Đông, bên kia biển Hồng Hải tràn sang. Dần dần, Sừng châu Phi bị chia cắt thành 4 nước, trong đó Somalia và Djibouti tách ra và gia nhập thế giới Arab; đến năm 1993, Eritrea tách khỏi Ethiopia.
Ethiopia vẫn là quốc gia đông nhất ở Sừng châu Phi, với dân số 102 triệu người, chiếm 80% dân số khu vực, đứng thứ nhì châu Phi với nhiều sắc tộc và hai tôn giáo chính là Hồi và và Thiên chúa. Trong thời kỳ các cường quốc châu Âu xâm chiếm châu Phi làm thuộc địa, Ethiopia là quốc gia duy nhất giữ được chủ quyền, chỉ chịu thất thủ một thời gian ngắn bởi Phát xít Ý. Năm 1974, hoàng đế Haile Selassie bị lật đổ, nhưng chính quyền mới lại bị rơi vào một cuộc tranh chấp nội bộ, dẫn đến cái chết mờ ám của lãnh tụ Tafari Benti vào năm 1977.
Kế
tục bởi đại tá Mengistu, Ethiopia lâm vào những cuộc nội chiến, thanh trừng và cuộc
chiến tàn khốc với Somalia láng giềng. Năm 1991, khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ,
Ethiopia XHCN không còn đứng vững. Chỉ trong 14 năm cầm quyền, Mengistu đã biến
Ethiopia từ một đất nước hùng mạnh trong khu vực trở thành quê hương của những
đứa trẻ bị đói theo đúng nghĩa đen. Ông còn bị quy kết trách nhiệm cho cái chết
của 1,2 đến 2 triệu người Ethiopia và bị tuyên án tử hình vắng mặt nhưng hiện
đang tị nạn chính trị tại Zimbabwe.
Lễ
tang cố Tham mưu trưởng quân đội Mekonnen được tổ chức trọng thể trong ngày hôm
qua. Ngồi ở hàng ghế đầu, Thủ tướng Abiy
đã lau nước mắt bằng chiếc khăn tay màu trắng. Những người dự Lễ phát biểu, đã
nói lên lòng tiếc thương với vị Tham mưu trưởng bạc mệnh và bày tỏ sự đoàn kết
cùng nhau xây dựng nên một tương lai tốt đẹp cho đất nước Ethiopia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét