Đại chiến thế giới lần thứ hai có thể coi là một cuộc chiến ý thức hệ giữa một bên là “đồng minh” và bên kia là chủ nghĩa phát xít.
Trước tiên Chủ nghĩa phát xít là một chế độ toàn trị, thiết lập sự kiểm soát toàn diện của cơ chế độc tài đối với các cơ quan tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp), đối với quân đội, công an và truyền thông. Chủ nghĩa phát xít có xu hướng cực hữu, dựa trên chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Sau khi chủ nghĩa phát xít bị đánh bại vào năm 1945, thế giới chuyển sang một cuộc chiến mới, đó là “chiến tranh lạnh” giữa các nước “thế giới tự do” và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản cũng toàn trị nhưng lại có xu hướng cực tả.
Quốc tế cộng sản đệ nhất do Marx khởi xướng kêu gọi đoàn kết giai cấp, sự đoàn kết của các dân tộc trên thế giới và dự đoán về sự xóa nhòa các biên giới quốc gia. Theo luận điểm của Marx, quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng cao độ sẽ tạo ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt, không thể điều hòa và sẽ kết thúc khi đồng loạt nổ ra cách mạng vô sản.
Quốc tế cộng sản đệ tam do Lenin thành lập và tiếp tục được duy trì sau khi ông qua đời. Theo đó, một hệ thống các nước XHCN được thiết lập và mở rộng. Một loạt các nước Á Phi Mỹ latin đã trở thành nước cộng sản hoặc có khuynh hướng thân cộng, đáng kể nhất là nước Trung Hoa cộng sản ra đời vào năm 1949, kéo theo sự nhuộm đỏ Bắc Triều Tiên và ba nước Đông Dương.
Ba dòng thác cách mạng không dừng lại mà tiếp tục đổ xuống Yemen, Syria, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique, Zimbabwe, Cuba, Chile, Nicaragoa...Điều kỳ lạ không đúng như “trước tác” của Marx là cách mạng không xảy ra ở các nước giàu, tiên tiến mà lại xuất hiện ở các nước nghèo và lạc hậu.
Như một sự tương phản, cuộc chiến ở Châu Âu diễn ra theo chiều ngược lại. Năm 1922, Phần Lan suýt nữa trở thành một nước cộng hòa trong thành phần Liên bang Xô Viết.
Trong khi đó, Nam tư và Hy Lạp, hai nước thuộc chủng tộc Xlaver đã ly khai khỏi khối đông Âu XHCN. Nam tư vẫn là nước cộng sản nhưng lại tuyên bố đứng “trung lập” và điều này đã làm Xtalin hết sức tức giận và đã cho ám sát Tito nhưng không thành công.
Cuộc nội chiến đẫm máu giữa cánh tả và cánh hữu trong các năm 1946-1949 tại Hy Lạp trong bối cảnh Nam tư là nước láng giềng ủng hộ cho bên đảng cộng sản lại có những khúc mắc trong quan hệ với phe XHCN. Điều đó là lý do chính dẫn đến kết quả phe tư bản đã toàn thắng ở Hy Lạp.
Cuộc chiến ý thức hệ không chỉ nằm ở đất đai lãnh thổ mà còn ở các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Qua kế hoạch Marshall, Mỹ đã đổ tiền vào Tây Âu và đưa các nước này vượt lên bứt phá về kinh tế hơn hẳn so với các nước Đông Âu.
Người dân ở “Thế giới tự do” còn được hưởng một cuộc sống tinh thần phóng khoáng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và được tôn trọng quyền làm người.
Những điều này đã tác động mạnh đến người dân Đông Âu dẫn đến các cuộc nổi dậy của Hungaria vào năm 1956 và Tiệp khắc vào năm 1968. Việc đưa Hồng quân Liên xô sang hai nước để đàn áp, dù tạm thời giữ được chính quyền nhưng đã để lại những hình ảnh rất xấu xí, chuốc lấy sự căm ghét mặc dù trước đó Liên Xô đã có công giải phóng các nước này khỏi ách chiếm đóng của phát xít.
Việc Trung Quốc công khai tố cáo Liên Xô là “xét lại” đã làm suy yếu rõ rệt phe XHCN. Một số nước cộng sản đã đứng về phía Trung Quốc chống lại “thành trì của CNXH” như Nam tư, Romania, Campuchia (Polpot), Somalia...
Trước khi sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu thì rất nhiều nước Á, Phi, Mỹ latin đã lần lượt “bỏ” Liên Xô, thể hiện qua việc tẩy chay Đại hội Olympics Moscow 1980.
Chiến tranh lạnh kết thúc, cho thấy thêm một xu hướng cực đoan của thể chế toàn trị đã bị đánh bại, ước mơ tự do dân chủ của loài người tiến thêm được một bước hiện thực.
Tuy nhiên, đây chưa phải cuộc chiến cuối cùng. Một thế lực mới không theo một lý thuyết tư tưởng nào, vừa cực tả, vừa cực hữu đã xuất hiện. Nó có vẻ hữu khi không chủ trương xây dựng hệ thống các nước XHCN mà chạy theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bành trướng bá quyền khi đi “gây sự” với tất cả các nước có chung biên giới và lãnh hải. Nó lại tả bởi hô hào, tìm cách kiếm chác từ toàn cầu hóa và vẫn đặt cương lĩnh của Đảng cộng sản cao hơn hiến pháp.
Cuộc chiến với con quái vật Tàu Cộng chắc chắn sẽ rất nhiều cam go.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét