Một trong những điểm nhấn của cuốn sách là vấn đề sách nhiễu tình dục và hiếp dâm của các ông chủ đối với các nữ giúp việc làm ở Ả Rập Xê Út.
Mình kể một chuyện liên quan.
Đầu năm 2005, mình sang Ả Rập Xê Út và hẹn làm việc ông giám đốc công ty môi giới việc làm vào lúc 7 giờ tối, cái giờ các văn phòng bắt đầu đóng cửa.
Ông già to béo mời đi ăn tối để ăn vừa nói chuyện luôn nhưng mình bảo ăn rồi. Nhà hàng Tầu cũng do đầu bếp Saudi nấu nên rất khó ăn nên mình tránh bằng cách ăn KFC từ trước.
Thấy vậy, ông bảo đi cafe, rồi lái xe chạy lòng vòng giới thiệu về thành phố Riyadh. Đậu xe xong, hai người lội bộ một đoạn trên vỉa hè để đi ra quán. Ông nắm tay mình dung dăng dung dẻ, một biểu hiện thân mật của người Ả Rập.
Đề cập đến triển vọng đưa housemaid sang Ả Rập Xê Út, mình hỏi có chuyện ông chủ quấy nhiễu tình dục nhân viên không thì được nghe câu chuyện thế này.
Công ty giới thiệu một nữ giúp việc người Indonesia cho một gia đình. Cô làm việc được, nhiệt tình nhưng bỗng dưng bị mang đến trả và đòi đổi người.
Hỏi ra là cô ấy đòi ngủ với anh chủ nhà. Anh bảo đã có vợ rồi nên không thể thì cô đòi nghỉ việc vì cô bảo cô không thể sống mà thiếu món ấy được. Anh chồng bảo vợ cho nghỉ, vợ hỏi nó làm tốt sao lại đuổi. Anh chồng bảo cô gái, mày nói gì với tao hôm qua thì nhắc lại với vợ tao đi.
Ông già bảo bên Dubai đã bắt đầu có giúp việc người Việt rồi thì có vụ sách nhiễu nào chưa? Mình bảo chưa, vậy có gì mà lo.
Đàn ông Ả Rập ít uống rượu, không cờ bạc, ma túy nên chỉ còn một thú vui là gái. Đa số sống lang chạ, bừa bãi như thú vật và theo tập quán, vợ không được phép ghen tuông.
Mình tin những điều tồi tệ kể trong sách là có thật, có nhiều những vẫn là thiểu số. Phần lớn những người làm giúp việc tại các nước Vùng Vịnh hài lòng về công việc, cuộc sống và mức đãi ngộ.
Trong sách viết, có gia đình có gần chục người giúp việc nhưng mình biết có nhà mười mấy người, chia ra các "tổ" như trông trẻ, nấu cơm, lau dọn làm vườn và lái xe.
Có lần mình đến chơi một nhà có housemaid người Việt nhưng chủ nhân kêu houseboy ra tiếp nước. Mình đòi gặp cô người Việt thì chủ nhà cũng chiều, vì thông thường phụ nữ không được gặp khách đàn ông.
Đông người đỡ đần nhau nên không đến nỗi quá vất vả. Bên này phân biệt đẳng cấp nhưng vẫn có tình người, thương yêu người làm công.
Trong số hàng chục triệu lao động nước ngoài thì có đến vài triệu housemaid chứ không ít. Tuy nhiên để ý một chút, họ đều theo hồi giáo, dù có nguồn gốc Indonesia, Philippines, Bangladesh, Pakistan. Người Ấn làm việc bên Trung Đông là đông nhất nhưng ít làm giúp việc vì khác biệt tôn giáo.
Vì thế mình nghĩ người Việt làm housemaid ở Trung Đông là không hợp. Người ta không nói ra nhưng họ có ác cảm với người vô đạo, và khi đã ghét thì khó mà đối xử tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét