Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

Kênh đào Suez đã được khai thông


Sau đúng một tuần, con tàu khổng lồ Ever Green đã chính thức thoát khỏi tình trạng mắc cạn, kênh đào Suez đã được khai thông trở lại.
Đây là lần thứ ba, kể từ khi được đi vào sử dụng từ năm 1869, kênh đào Suez đã bị phong tỏa, hai lần trước đều là do những cuộc khủng hoảng về quân sự- chính trị và kéo dài hơn nhiều.
Vào thàng 10/1956 đến tháng 3/1957, cuộc khủng khoảng Suez canal đã làm kênh đào bị đóng cửa trong 5 tháng. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc Chính phủ Ai Cập quyết định vào tháng 7/1956 quốc hữu hóa kênh đào nhằm hất cẳng Anh và Pháp, hai quốc gia đã xây dựng kênh và vẫn nắm quyền quản trị.
Với vai trò trung gian hòa giải, Thủ tướng Úc lúc đó là Menzies đã bay sang Ai Cập để đàm phán với tổng thống Nasser. Sau đó ông Menzies còn chủ trì một hội nghị quốc tế gồm 22 nước liên quan. Lập trường ba phải của Mỹ đã làm cho cuộc họp không giải quyết được vấn đề gì.
Mỹ không đồng tình với động thái của Ai Cập nhưng cũng phản đối giải pháp quân sự của Anh và Pháp. Lúc đó, Ai Cập chưa ngả hẳn về phe Liên Xô và vẫn còn mối quan hệ khá tốt với Mỹ.
Ngày 29/10/1956, Israel quyết định tấn công và đánh chiếm kênh đào Suez, nhân tiện chiếm luôn bán đảo Xinai của Ai Cập. Quân đội Anh và Pháp đã nhanh chóng tham gia với Israel.
Sau đó Mỹ, Liên Xô và Liên hợp quốc đã liên tục ra sức ép nhằm liên quân phải rút. Liên Xô còn ra tối hậu thư yêu cầu rút quân, nếu không sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cuộc khủng hoảng chấm dứt khi lực lượng quân sự của liên quân được triệt thoái và thay bằng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Có thể coi nhờ có Mỹ để giành được Suez canal, nhưng sau khi “thắng lợi”, Nasser đã tỏ ra lật lọng khi bỏ Mỹ để chạy theo phe Liên Xô.
Năm 1967, một lần nữa Israel lại đánh chiếm Suez và bán đảo Xinai. Lần này, kênh đào bị đóng cửa lâu hơn, lên đến 8 năm. Việc Ai Cập ký kết Hiệp định hòa bình với Israel dẫn đến việc nước này bị khối Ả Rập tẩy chay. Tuy nhiên, đến nay đã có 6 nước Ả Rập bình thường hóa với Israel, trong đó 4 nước đạt thỏa thuận trong mấy tháng cuối của thời Trump.
So với hai lần 5 tháng và 8 năm thì lần mắc kẹt lần này của kênh Suez chỉ có 1 tuần là “chuyện nhỏ”. Tuy nhiên lưu lượng hàng hóa bây giờ cao hơn nhiều so với trước thì thiệt hại sẽ được tính toán và dự kiến là khá lớn.
Với tình trạng các con tàu ngày càng trở nên khổng lồ, để tránh tình trạng mắc kẹt có thể xẩy ra một lần nữa vào bất kỳ lúc nào, điều cấp bách phải làm là một dự án mở rộng kênh đào lịch sử này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét