Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Trung Quốc thất bại trong âm mưu phá đám Tứ trụ


 

Tứ trụ (Quad), còn gọi là bộ tứ kim cương là nòng cốt của một liên minh mới chống lại Trung Quốc được hình thành từ 1 năm nay. Tứ trụ gồm 4 nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc.
Dĩ nhiên, Trung Quốc lo sợ về một liên minh bao vây và ngăn cản những tham vọng trỗi dậy của họ và phải tìm mọi cách chống phá.
Mỹ và Nhật quá mạnh, không làm gì được, Trung Quốc tập trung vào hai “mắt xích” yếu hơn là Úc và Ấn Độ. Với Úc là cuộc chiến tranh thương mại và với Ấn Độ là cuộc xung đột biên giới.
Cách đây gần 1 năm, ông Abe, vị thủ tướng lâu năm nhất của Nhật chuẩn bị từ chức vì lý do sức khỏe. Trong khi đó Mỹ sắp bước vào kỳ bầu cử Tổng thống. Trung Quốc hẳn có tính toán rằng, việc gây sức ép khiến Ấn Độ và Úc “ngãng ra” cùng với việc thay đổi lãnh đạo tại Mỹ và Nhật thì biết đâu Tứ trụ mới manh nha này có thể tan vỡ.
Theo những diễn biến mới nhất cho thấy, hai bên Trung Quốc và Ấn Độ đã thỏa thuận rút mỗi bên 10,000 quân ra khỏi nơi xung đột là hồ Pagongso, thuộc vùng đông Laddkh. Theo các nhà bình luận thỏa thuận này chấm dứt cuộc xung đột biên giới kéo dài 10 tháng giữa hai nước và đây chính là một thất bại của Trung Quốc.
Sau vài vụ giáp la cà giữa hai bên, tin cho hay có khoảng 20 binh sĩ Ấn Độ và 43 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Sỡ dĩ số thương vong không lớn vì theo thỏa thuận trước đây, quân đội hai nước không được nổ súng. Bởi vậy, binh sĩ hai bên đã đánh nhau như thời trung cổ, chỉ bằng đấm đá, gậy và gạch đá.
Trong quá khứ, đường biên giới dài 3,500km Trung - Ấn đã có nhiều cuộc đụng độ nhưng đây là cuộc chiến lớn đầu tiên, kể từ năm 1967. Sự việc còn cho thấy quân đội Ấn Độ tỏ ra có nhiều kinh nghiệm giao tranh ở biên giới vì họ đã từng phải lâm trận nhiều lần như thế với Pakistan, trong khi Trung Quốc gần đây là chú trọng nhiều hơn đến hải quân mà bỏ rơi lục quân.
Địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt tại khu vực càng bộ lộ những điểm yếu của quân đội Trung quốc. Binh sĩ phải thành thạo kỹ thuật leo núi khi phải mang nặng, phải có đủ thể lực để hành quân vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp cộng với không khí loãng ở vùng núi cao. Chính vì thế quân đội Ấn Độ đã chiếm lĩnh được những tọa độ cao, tạo lợi thế quan trọng cho việc giao tranh.
Cùng với việc xung đột, Trung Quốc còn triển khai những biện pháp hù dọa, điều một lực lượng quân đội lớn 20 sư đoàn đến khu vực tranh chấp. Nhưng sự đáp trả của phía Ấn Độ còn tỏ ra mạnh mẽ, toàn diện hơn, với việc cấm 250 ứng dụng kỹ thuật của Trung Quốc trên đất Ấn.
Đến đây, Tập Cận Bình chấp nhận nuốt miếng nhục để xuống thang, đồng nghĩa với việc hoàn toàn thất bại trong việc gây sức ép với Ấn Độ.
Đới với Úc, Trung Quốc đã từng lên một danh mục nhiều mặt hàng xuất khẩu để “xem xét” trong việc cấm, đánh thuế cao hoặc áp đặt rào cản phi thương mại. Điều này xem có rất “hợp lý” khi Mỹ bị nhập siêu thì phải làm khó dễ hàng Trung Quốc, trong khi Trung Quốc lại nhập siêu với Úc thì “soi” hàng Úc thì có gì sai đâu!
Tuy nhiên, sau gần một năm trôi qua, dù hù dọa nhiều, nhưng Úc mới chỉ dám “đụng” đến hai mặt hàng là rượu vang và tôm hùm của Úc. Đây là hai mặt hàng trị giá không lớn và cũng không khó để hóa giải bằng cách bán cho nước khác hoặc tăng cường tiêu dùng nội địa.
Chính phủ Úc vừa công bố các số liệu kinh tế, theo đó kinh tế Úc đang có sự phục hồi ấn tượng sau đại dịch Covid, các chỉ số tăng trưởng GDP và thất nghiệp đều tốt hơn hẳn so với mức chờ đợi. Rõ ràng những đòn đánh về kinh tế của Trung Quốc không có tác dụng thực tế nào.
Về phía Nhật Bản, chính phủ mới của ông Suga tiếp tục chính sách đối ngoại cũ của đảng Dân chủ tự do cầm quyền cũng như người tiền nhiệm. Còn ông Biden không dại gì xóa bỏ chính sách cứng rắn với Trung Quốc, thậm chí còn có khả năng lôi kéo đồng minh cho mục đích này tốt hơn Trump.
Cuộc hợp thượng đỉnh lần đầu tiên của Tứ trụ đã là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã thất bại trong âm mưu phá đám nhóm liên minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét