Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Liệu nền kinh tế Việt Nam có cất cánh bay cao, bay xa?

 

Nếu ví nền kinh tế Việt Nam như một con thuyền thì có thể coi vị “thuyền trưởng” mới đã xuất hiện.
Lần đầu tiên, một người chưa kinh qua phó thủ tướng như tất cả các tiền nhiệm đã trở thành thủ tướng. Anh Chính cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên, sau Hồ Chí Minh sống tổng cộng đến mười năm ở nước ngoài, theo tiểu sử chính thức. Bộ công an hiện có đến 3 thứ trưởng từng làm Bí thư địa phương, riêng anh Chính không “bị” quay về Bộ mà đã bay cao. Những điều đặc biệt này làm cho nhiều người kỳ vọng nhiều về tiền đồ của đất nước, chí ít cũng về khía cạnh kinh tế.
Nhìn rộng ra, Đông Lào trái ngược với Tây Lào. Nếu như Trung Quốc muốn Myanmar ổn định, vững mạnh để họ xây dựng đường tơ lụa để tránh được một đoạn đường dài đường biển, khu vực mà các ưu thế về hải quân của Mỹ và phương Tây tỏ ra vượt trội. Mặt khác, không khó đoán rằng Trung Cộng lại muốn Việt Nam suy yếu đều dễ bề thao túng và bành trướng. Và đây điều Mỹ và phương Tây không muốn nên họ đã dành cho Việt Nam những ưu đãi đặc biệt về đầu tư và thương mại.
Trước đây, Nhật, Hàn, Đài Loan đã tận dụng những ưu ái của Mỹ và phương Tây để cất cánh. Vậy cơ hội có đến với Việt Nam? Nhớ lại vào thập niên 2000s, Việt Nam đã chủ trương về một loạt “quả đấm thép” như Vinashin, Vinalines, Dầu khí, Than & Khoáng sản...
Tuy nhiên đến năm 2010, khi ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin ngã ngựa, rồi thất bại của dự án Bô xít Tây nguyên, vụ Dương Chí Dũng lĩnh án tử hình...thì mọi người thấy các quả đấm thép đã dần dần tan chảy. Hơn thế, nền kinh tế còn lâm vào khủng hoảng trong các năm 2011-2014.
Nhiều người đổ lỗi cho cựu TT Dũng về chủ trương duy ý chí này, nhưng thật ra ông Dũng lên TT từ năm 2007, khi cụ Mạnh mượt (MM) làm TBT được một nhiệm rồi.
Rút kinh nghiệm, bác Bẩy (BB) tuy hay nổ nhưng đã chèo lái con thuyền kinh tế khá thận trọng trong vai trò thủ tướng. Có lẽ đó là nguyên nhân thành công của kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua. Trong 5 năm tới, đã có những đồ đoán về một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong hơn 1 năm trải nghiệm với Covid 19, nhìn chung kinh tế thế giới chưa quá tồi tệ. Lý do là các nước giàu có phương Tây đã tung ra những gói cứu trợ khổng lồ, tính thanh khoản được giữ vững, guồng máy kinh tế được duy trì. Khi bơm thêm tiền, để giữ cân bằng mối quan hệ hàng – tiền, các nước phương Tây phải gia tăng nhập khẩu, điều đó cho thấy lưu lượng vận tải gia tăng đến mức “cháy” container và kim ngạch ngoại thương không giảm mà còn tăng trong thời gian Covid.
Tuy nhiên, liều thuốc cứu trợ không thể kéo dài mãi và cũng không triệt tiêu được bệnh mà chỉ làm trì hoãn thời gian để chuẩn bị về tâm lý. Khi ngưng “chống lưng” và phải tự đi bằng đôi chân của mình thì kinh tế suy yếu là điều khó tránh khỏi. Sức mua giảm thì nhập khẩu cũng giảm. Điều này sẽ phương hại đến các nước thiên về xuất khẩu như Việt Nam.
Trong bài phát biểu dài khi nhậm chức, anh Chính đã đề cập đến 5 nhiệm vụ cần phải làm nhưng không hề đưa ra các mục tiêu táo bạo hay tham vọng nào cả. Anh nhấn mạnh đến thể chế, cơ chế điều hành, vấn đề kỷ cương kỷ luật, về chủ quyền lãnh thổ.
Một điều anh Chính nên suy nghĩ, nhất là anh từng làm Trưởng ban tổ chức TW, đó là việc Việt Nam hiện nay không hề có một cơ quan là đầu mối chỉ huy về kinh tế. Trước đây UB Kế hoạch đảm nhiệm công việc này nhưng nay Bộ Kế hoạch không còn vai trò quan trọng như trước. Bộ Tài chính được đề cao hơn nhưng cũng chưa phải là đầu não về kinh tế, thậm chí còn có thể nói không quan trọng hơn bộ Công Thương vì các lĩnh vực công thương chiếm đến 2/3 GDP toàn quốc.
Ở các nước, người tổng chỉ huy về kinh tế là Treasurer (như tại Anh, Úc...), tạm dịch là tổng trưởng Ngân khố hoặc Bộ Tài chính (như ở Mỹ, Nhật...). Treasurer là chức vụ quan trọng thứ hai sau thủ tướng, đứng cao hơn các bộ trưởng về kinh tế.
Ở Việt Nam, top job không phải là Thủ tướng mà là TBT. Cụ Tổng Trọng (TT) đã lớn tuổi, dường như mọi người nghĩ đến anh Huệ khi anh đang đi đúng quy trình từ Bí thư Hà Nội đến CT QH như cụ Tổng Trọng (TT) hoặc cũng CT QH như cụ MM. Bị sớm “lộ hàng” ứng cử viên nặng ký là điều bất lợi, anh Huệ đã không thể trở thành Thủ tướng mà là anh Chính, thì biết đâu điều này lại xảy ra một lần nữa đối với chức TBT?
“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” mới là điều gai góc hiện nay. Chúng ta cũng không cần bay cao bay xa, chỉ cần giữ bình bình như mấy năm qua đã có thể coi là thành công lớn rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét