Mọi người thường hỏi, giữa Pele, Maradona và Messi thì ai giỏi hơn? Sự so sánh sẽ khập khiếng vì mỗi thời kỳ bóng đá có các yêu cầu khác nhau cho cầu thủ. Theo giới chuyên môn, cầu thủ ngày nay có tốc độ, thể lực tốt hơn nhưng kỹ thuật có thể không bằng các cầu thủ xưa.
Trong World cup bóng đá vừa qua, nhiều người cho rằng vì sự “phá bĩnh” của Ronaldo đã làm đội Bồ Đào Nha mất đi cơ hội. Không phải riêng Bồ Đào Nha, ở đội Cameroon, thủ môn số 1 Onana, người được coi là ngôi sao sáng giá nhất đã bất ngờ bị đuổi khỏi đội vì bất đồng với HLV. Chuyện đã qua nhưng sẽ bị tiếc rẻ rằng, nếu không có sự cố đó, biết đâu Cameroon sẽ tái lập thành tích vào tứ kết như năm 1990, hoặc bán kết như Morocco năm nay?
Tương tự Benzema, cầu thủ mới đoạt quả bóng vàng Châu Âu 2022 mà chơi trong trận chung kết thì chưa biết chừng đội Pháp đã làm nên chuyện?
Đối với các cầu thủ xuất sắc, đương nhiên họ có nhu cầu được HLV và đồng đội tôn trọng, họ muốn trở thành trung tâm chiến thuật của đội mà ví dụ tiêu biểu là Messi ở đội Argentina. Trong trường hợp vai trò không được đề cao xứng đáng thì họ không thể phát huy hết năng lực và chuyện đổ vỡ là khó tránh khỏi.
Ai cũng thích làm điều mình thích mà không thèm quan tâm rằng điều mình làm có phương hại đến người khác hay không. Trong gia đình, nếu bạn không nhường nhịn vợ chồng, cha mẹ hay con cái thì chắc rằng bạn sẽ không thể có hạnh phúc.
Có người nói, xã hội tư bản tôn thờ tự do cá nhân nên mọi người có thể sống thoải mái không cần đếm xỉa đến người khác. Thực tế không đúng như vậy, người dân các nước dân chủ rất tôn trọng pháp luật, nói chung quan tâm đến việc giúp đỡ xây dựng trong cộng đồng, dám đấu tranh với những sai trái bất công để xã hội ngày càng tốt hơn.
Câu hỏi đặt ra là anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng? Một facebooker nổi tiếng của Việt Nam cho rằng trong tài năng thì 1% là Trời cho và 99% là do môi trường. Anh cho rằng nếu Bill Gates hay Elton Must mà sống ở Việt Nam thì cũng chẳng là cái gì cả vì chỉ có nước Mỹ mới là mảnh đất lành để trọng dụng, thi thố và có thể tạo ra những tài năng kiệt xuất.
Với cách nhìn nhận như vậy, mình nghĩ rằng nếu các cầu thủ Việt Nam chịu đi sang Châu Âu để chơi cho các đội bóng lớn giống như các nước Úc, Nhật, Hàn...đang làm thì trình độ sẽ nhanh chóng được nâng cao, bóng đá Việt sẽ có một vị thế mới.
Để làm được như vậy, bóng đá Việt Nam phải vượt qua được cái tôi riêng rẽ, cái tự hào vớ vẩn để hòa nhịp vào cái chung của bóng đá thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét