Thái bình dương mênh mông vốn là nơi sinh sống của bốn nhóm người: Thổ dân Úc Aboriginal, Melanesia, Micronesia và Polynesia.
Về nguồn gốc, loài người có bốn đại chủng chính gồm đại chủng Á, Âu, Phi và Úc. Người da đỏ châu Mỹ thuộc đại chủng Á, di cư qua eo biển Bering, khi chỗ này còn là đất liền.
Xưa kia, lục địa Úc và vùng Đông Nam Á cũng “dính” với nhau bởi những vùng đất ngày nay là đáy đại dương, nhưng khá nông. Sau nhiều đợt đại hồng thủy, mà lần gần nhất cách đây 8,000 năm, nước biển dâng cao, nhấn chìm một số vùng đất, chia cắt vùng đông Nam Á thành hàng ngàn đảo, chính là Indonesia, Malaysia và Philipinnes hiện nay. Lục địa Úc và đảo Papua cũng bị tách ra, sau đó Papua cũng bị tách khỏi Úc qua eo Torres.
Người Đại chủng Úc không kịp rút về lục địa Úc và đảo Papua, họ ở lại giao lưu với người đại chủng Á mà sinh ra người Nam đảo (Austronesia). Địa bàn chính của người Nam đảo là hàng ngàn đảo ở Đông Nam Á, họ di cư sang phía Tây, đông nhất ở các đảo Madagasca, Mauritius, Reunion...(thuộc châu Phi). Về phía đông, chính là bốn nhóm người Châu Đại dương nói trên.
Lục địa Úc có diện tích gấp 10 lần đảo Papua nhưng dân số người Aboriginal chỉ bằng 1/20 dân số người Melanesia. Người Melanesia chủ yếu sống trên đảo Papua, nhưng một nửa phía đông của đảo này thuộc về Indonesia ngày nay, còn phần tây là Papua Newguinea, một quốc gia mới thành lập từ năm 1975.
Melanesia còn là người bản địa của Solomon, Fiji, Caledonia (tân thế giới), Vanuatu (tân đảo)...Người đảo Torres của Úc cũng thuộc nhóm Melanesia.
Điều khá đặc biệt là người Aboriginal và Melanesia có nước da đen, đôi mắt đen hoặc nâu nhưng tóc lại màu đen hoặc vàng giống như người da trắng. Họ đã sinh sống tại các mảnh đất của họ ít nhất 60,000 năm, nhưng đối với người Micronesia và Polynesia thì khác.
Hiện chưa rõ nguồn gốc và niên đại của người Micronesia, bao gồm Liên bang Micronesia, Palau, Marshall, Nauru, Guam...Có thể họ di cư từ lục địa Úc và đảo Papua trong khoảng 5,000 đến 10,000 năm về trước, nhưng chưa có bằng chứng về việc này. Đây là những đảo rất nhỏ với dân số rất ít ỏi, ngày nay chỉ chưa đầy 100,000 người.
Khác với ba nhóm người có nước da đen, người Polynesia lại có nước da khá sáng, mà nhiều khi gọi là da nâu. Đây là thành phần “thổ địa” mới nhất của châu đại dương vì họ mới di cư đến đây khoảng 2,000 năm, từ các đảo Đài Loan và bắc Philipinnes.
Người Polynesia sinh sống tại Hawaii, Tahiti, Polynesia, Tonga, Samoa... và đông nhất tại New Zealand, chính là người Maori. Người Maori đến New Zealand khoảng 1,250 năm về trước, họ có tính tổ chức cao, văn hóa phát triển, có một kho tàng về chuyện dân gian, ngôn ngữ có chữ viết...
Khi người da trắng đến New Zealand, người Maori đã biết mua súng để...bắn giết nhau. Ngày nay dân số Maori vào khoảng 700,000 người, ít hơn Aboriginal một chút nhưng chiếm đến 15% dân số New Zealand.
Ngoại trừ Úc và New Zealand, các quốc đảo ở Thái bình dương khá biệt lập với thế giới bên ngoài, và đó là lý do họ gần như miễn nhiễm với Covid.
Biết đâu đấy, một khi “tự kỷ” trở thành lối sống mới thì các nước này sẽ được cả thế giới săn đón thì sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét