Từ hôm nay, người dân hai tiểu bang NSW và VIC đã được đi qua lại “thoải mái” mà không hề có một điều kiện gì. Nhưng đối với QLD, tiểu bang đông dân thứ ba, nơi ít “ca” hơn thì lại khác à nha, muốn đến với đất Nữ hoàng vẫn phải điền form xin và có thể bị cách ly.
Gladys Berejiklian, Thủ hiến NSW tỏ ra bức xúc khi kể rằng, cô đã nhắn tin cho cô Annastacia Palaszczuk, Thủ hiến QLD để thảo luận về việc mở biên giới thì Anna ngó lơ, không trả lời!
Annastacia Palaszczuk là ai mà coi bộ làm dữ như vậy? Annastacia Palaszczuk vừa dẫn dắt đảng Lao động thắng lớn trong cuộc bầu cử tiểu bang, trở thành người phụ nữ duy nhất đã thắng trong ba kỳ bầu cử. Cái tên Palaszczuk là do bố cô gốc Ba Lan, sinh tại Đức và di cư sang Úc từ nhỏ. Thực ra trước đây, Đức và Ba Lan đều nằm trong đế quốc Phổ.
Ông Henry Palaszczuk vốn là một Bộ trưởng và Dân biểu của khu vực Inala, nơi được coi là thủ phủ của người Việt tại QLD. Năm 2006, Henry xin nghỉ hưu và con gái Anna ra ứng cử tại Inala. Anna trúng cử và từ đó trở thành một nữ chính khách.
Về đời tư, Annastacia Palaszczuk, 51 tuổi đang độc thân, mặc dù đã trải qua 2 đời chồng và không có con.
Trong thể chế dân chủ đại nghị, Thủ hiến (cấp tiểu bang) hay Thủ tướng (cấp liên bang) là người có người quyền lực nhất, nhân vật có quyền lực thứ nhì là Thủ lãnh đối lập (opposition leader). Thủ lãnh đối lập của QLD cũng là một phụ nữ, cô Deborah Frecklington.
Ở NSW, cặp đôi quyền lực cũng là hai phụ nữ Gladys Berejiklian và Jodi McKay. Ngoài ra, toàn quyền (governor) của NSW cũng thuộc phái yếu luôn, cô Margaret Beazley.
Úc có sự phân cấp về quyền lực giữa ba cấp chính quyền, theo đó mỗi lĩnh vực chỉ do một cấp phụ trách. Ví dụ, vấn đề An toàn thực phẩn do cấp địa phương (council) quản lý, thì tiểu bang và liên bang không có cơ quan nào phụ trách vấn đề này cả. Còn ngoại giao thuộc cấp liên bang thì không có bộ ngoại giao hay cơ quan ngoại vụ ở cấp tiểu bang và địa phương.
Chính quyền liên bang có được quyết định chuyện đi lại giữa các tiểu bang không? Thông thường, các thủ hiến được ủy quyền làm việc này, ngoại trừ khi chuyện trở nên nghiêm trọng, liên quan đến an ninh quốc gia hay vấn đề khẩn cấp thì Thủ tướng mới can thiệp.
Thủ tướng Morrison đang bị cách ly sau chuyến đi công cán Nhật Bản trở về. Trong mùa dịch bệnh, các nhà lãnh đạo rất ít khi đi ra ngoài nhưng chuyến đi này rất cần thiết, hai nước đã cam kết thắt chặt bang giao về quân sự và chính thức trở thành “đồng minh” của nhau. Nghĩa là khi nước này bị xâm lăng thì nước đồng minh cũng coi như bị xâm lược và có trách nhiệm bảo vệ.
Morrison đã nhiều lần kêu gọi các tiểu bang mở cửa biên giới và mọi người đã hứa dỡ bỏ vào trước dịp Giáng sinh, ngoại trừ Tây Úc. Để ý về lịch sử, Úc Đại lợi (Commonwealth of Australia) đến năm 1901 mới thành lập được chỉ vì Tây Úc đã tìm cách phá bĩnh. Mặc dù miễn cưỡng vào liên bang nhưng một bộ phận không nhỏ người Tây Úc vẫn nuôi ý nghĩ tách tiểu bang thành một nhà nước độc lập. Vụ Covid này cũng chứng tỏ Tây Úc hành xử chẳng giống ai cả.
Một điều thú vị là du học sinh Việt Nam từ Úc về nước khá ít, chỉ có 10% so với con số chung du học các nước là 20%. Tuy nhiên, du học sinh Việt Nam từ Mỹ và Châu Âu lại về với tỉ lệ rất cao. Phải chăng người Việt vẫn còn quá tin vào báo chí và truyền thông nên đã bị tác động đến việc ở hay về rất khác nhau như vậy.
Mình nghĩ rằng Covid không quá nguy hiểm như truyền thông đưa tin, vì thế các tiểu bang không nên cùm kẹp dân chúng nữa.
Ảnh: ScoMo đang bị cách ly khi từ nước ngoài trở về
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét