Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Người lãnh đạo trong xã hội dân chủ

 

Trong xã hội nói chung, ai là người “xứng đáng” giữ các vị trí lãnh đạo?
- Người già nhất như các bản làng miền núi?
- Người được vua ban phát trong chế độ phong kiến?
- Người nhiều tiền nhất như các vua dầu lửa ở Trung Đông?
- Người nhiều bằng cấp nhất như ...Việt Nam?
- Người có tài nhất, đức nhất, nhưng thế nào là tài đức?
Trong xã hội dân chủ, “giai cấp thượng tầng” có hai loại, những người trải qua bầu cử và những người được bổ nhiệm bởi những người được bầu. Ví dụ, toàn dân bầu tổng thống, rồi tổng thống bổ nhiệm bộ trưởng.
Nói đến bầu bán, mọi người thường nghĩ đến bầu tổng thống, nhưng thật ra đó chỉ là phần nổi của tảng băng.
Những ai sống đủ lâu trong xã hội dân chủ đều biết rằng những người được bầu gồm rất nhiều thành phần, cấp liên bang, cấp tiểu bang và cấp địa phương.
Trong địa phương mình ở, hạt Bankstown- Canterbury có 15 councillor, tạm dịch là nghị viên. Đây là những chức vụ dân cử và do đó họ có quyền bổ nhiệm các chức vụ trong mảng công việc phụ trách.
Người ta không quan tâm Nghị viên có phải là người tài năng nhất hay đức độ nhất hay không, nhưng là người chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương. Nói cách khác, họ được dân ủy quyền.
Những người được bổ nhiệm các không cần căn cứ vào bằng cấp, ngoại ngữ, cao cấp lý luận, đi luân chuyển...Một bộ trưởng cũng không nhất thiết phải kinh qua thứ trưởng, vụ trưởng, vụ phó...miễn là được tin tưởng về phẩm chất và năng lực.
Xã hội dân chủ có tham nhũng, mua quan bán chức không?
Có lẽ có, nhưng rất hiếm. Trước khi ra làm chính trị, cựu thủ tướng Turnbull của Úc có gia sản hàng trăm triệu đô nên thật khó tin ông ấy lại đi tham nhũng. Bạn đã từng vi phạm giao thông thì chắc chắn biết rằng hoàn toàn không có chuyện hối lộ cảnh sát để tha tội.
Muốn biết những người lãnh đạo “xứng đáng” đến đâu thì hãy nhìn vào thành quả kinh tế, xã hội, môi trường, đó có phải là một đất nước đáng sống hay không?
Trong giai đoạn 2013-2018, mỗi năm nước Úc thay một ông/bà thủ tướng. Tuy nhiên, đối với một xã hội pháp trị, có phân cấp nên việc này cũng không hề ảnh hưởng gì đến sự phát triển của xã hội.
Mọi người có thể tranh luận công khai, minh bạch và gay gắt nhưng không bị bỏ tù về tội bất đồng chính kiến, hay âm mưu lật đổ.
Có thể nói, bầu cử là một phương thuốc tạo ra sự đồng thuận cho xã hội, giải quyết mọi tranh chấp, phân định đúng sai. Nhưng nếu xảy tranh chấp bầu cử như tại Mỹ thì sao?
Câu trả lời là: không sao cả, trong gần 100 cuộc bầu cử tổng thống, đây mới là lần thứ tư có kiện tụng. Mọi việc sẽ được giải quyết vì đã có pháp luật, hơn nữa những người đang tranh chấp đều là những người có trách nhiệm và lòng tự trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét