Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Truyền thông thời thổ tả

 

Không thể tưởng tượng nổi truyền thông và báo chí đã trở nên vô cùng bậy bạ và láo toét.
Với công nghệ dễ dàng hiện nay, các trang mạng tin tức mọc lên như nấm, đọc không xuể và đọc rồi cũng chẳng biết có đúng hay không. Mọi người tìm đến các cơ quan truyền thông lớn, có bề dày lịch sử, nhưng chính những nơi này lại là những “ổ” tin giả.
Tin mới nhất, James O’Keefe, người phụ trách tổ chức phi lợi nhuận Project Veritas đã lật bộ mặt lưu manh của CNN khi đăng tải một đoạn băng ghi âm cho thấy Tổng giám đốc và các cộng sự của đài này đã bàn mưu tính kế chống Tổng thống Trump.
Mình tin rằng trong quá khứ, báo chí đã từng là một tiếng nói trung thực, khẳng khái và nghề báo đã từng là một nghề thiêng liêng, cao quý. Báo chí phương Tây đã từng làm rất tốt chức năng phản biện, đấu tranh với những gì sai trái trong xã hội mà không hề sợ hãi trước thế lực nào.
Trong thời kỳ “hai phe bốn mâu thuẫn”, báo chí phe Nga Sô hoàn toàn là bộ máy bưng bô ca ngợi đảng, ca ngợi lãnh tụ. Chỉ khi nào lãnh tụ chết đi như trường hợp của Xtalin, Mao Trạch Đông thì báo chí ở đây mới dám viết ra những mặt trái của họ. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình vốn là một bề tôi của Mao nên cũng chỉ cho phép hé lộ phần nào và không hề muốn đánh sập cả bức tượng đài.
Ngược lại, báo chí dân chủ phê phán các chính khách khi đương chức và thường khen ngợi khi họ đã qua đời.
Nhưng không có cái gì vĩnh viễn, ngoại trừ sự thay đổi. Trong cuộc chiến kéo dài ở Việt Nam, báo chí Mỹ đã không đứng về chính phủ nước mình mà lại tỏ ra “khách quan”.
Một nửa cái bánh mỳ là bánh mỳ, còn một nửa sự thật không phải sự thật. Báo chí không thể có đầy đủ các thông tin về quân sự, cho nên khi phản ánh nó ắt hẳn có những sai lệch.
Vô hình trung, báo chí Mỹ và phương Tây đã tạo ra một phong trào phản chiến “make love, no war” trên toàn thế giới. Hậu quả của nó, các nhà lãnh đạo Mỹ, để giữ sinh mạng chính trị đã đành phản bội đồng minh, cắt toàn bộ việc trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, dẫn đến bức tử miền Nam Việt Nam.
Sau sự việc này, Mỹ và phương Tây thấy cần phải chấn chỉnh lại truyền thông, cụ thể là hạn chế tự do ngôn luận và phần nào định hướng đối với báo chí. Mối quan hệ giữa quyền lực thứ tư (truyền thông) với quyền lực hành pháp không còn như trước nữa mà đã nhuốm màu ganh đua, đố kỵ.
Cuộc chiến Iraq có thể coi là một “thành công” khi những tin tức “lề trái”như tội ác chiến tranh rất ít bị lọt ra ngoài. Mọi người sẽ không bao giờ biết được sự thật về cái chết của công nương Diana, chỉ biết rằng nó không đúng như những gì mà báo chí đã miêu tả.
Truyền thông không trực tiếp tham gia vào các hoạt động gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hướng điều tra hiện nay đang nhắm vào một số nhân vật trong bộ máy an ninh, cảnh sát và quân đội. Gian lận, nếu có, ắt phải cần những người tiếp tay trong thành phần này thì mới thực hiện được.
Điều mà truyền thông và giới công nghệ Mỹ đã làm trong 4 năm qua và đang tiếp tục chính là việc chống lại chính phủ đương nhiệm. Từ đó, có thể suy diễn, nếu chính quyền Biden lên thì chưa biết chừng, cũng sẽ bị nhóm này chống phá hoặc bị thao túng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét