Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021
Heal the world
Một còm sĩ người Việt viết trên facebook chê Donald Trump hèn, bỏ dở cuộc chơi. Ông được người dân ủng hộ, có quân đội trong tay mà không dám làm gì.
Hoàn cảnh của Trump giống Bảo Đại năm 1945. Trong bộ phim 8 tập “Ngọn nến hoàng cung” do trong nước sản xuất đã diễn cảnh quân sĩ lên nòng cho súng thần công, chỉ chờ lệnh Vua. Sau một hồi đấu tranh nội tâm, Bảo Đại quyết định không tấn công Việt minh, lúc đó chỉ có gậy và dao làm vũ khí, dẫn đến việc thoái vị.
Gia tộc chúa Nguyễn đã từng bị nhà Tây Sơn tru di tam tộc, chỉ thoát được Nguyễn Ánh Gia Long khi còn là cậu bé 9 tuổi. Gần hơn, cả gia đình Nga Sa hoàng đã bị giết hại sau Cách mạng tháng Mười. Nhưng có lẽ Bảo Đại không chỉ sợ chết, ông còn không muốn đưa đất nước vào chiến tranh. Trời không chiều lòng người, số phận của dân tộc vẫn đi vào một cuộc chiến lâu dài, đẫm máu và đầy hận thù!
Là tỉ phú, lại có vợ đẹp con khôn, Trump có quá nhiều thứ để mất và không thể mạo hiểm. Nhưng quan trọng hơn, ông không muốn bạo lực. Bạo lực không thể là giải pháp của thế giới văn minh.
Dù làm việc xuất sắc, Trump vẫn thất cử, và tất nhiên, nó phải có nguyên nhân.
Về khách quan, Covid đã xóa sạch các thành tích về kinh tế, lĩnh vực sở trưởng của ông.
Về chủ quan, ông không xử lý được mối quan hệ với truyền thông và các đồng viện trong Đảng.
Ở Úc mọi người thường nói, Tỉ phú truyền thông Murdosh ủng hộ bên nào thì bên đó thắng cử. Tuy nhiên, dù có đọc báo xem tivi rất kỹ cũng khó nhận biết vì họ làm việc đó rất nhỏ bé và kín đáo chứ không trắng trợn lộ liễu chống phá tổng thống, xuyên tạc và bóp méo sự thật như bên Mỹ trong 4 năm qua.
Đến tận năm 2012, trước khi tranh cử tổng thống 4 năm, Trump mới gia nhập đảng Cộng hòa, mặc dù trước đó đã ra ra vào vào vài lần. Trong kinh doanh, ai có nhiều khách hàng, người đó sẽ trở thành CEO, nếu không ông/bà đó sẽ tách ra mở công ty riêng. Đối với chính trị, người có khả năng hấp dẫn cử tri sẽ trở nên nổi bật, Trump chiếm ngay suất ứng viên Tổng thống đảng cộng hòa trong lần đầu tiên quyết định tranh cử.
Điều này chắc chắn sẽ làm nhiều người không bằng lòng nhưng chỉ có các nhân vật cộm cán như cựu tổng thống Bush, các nguyên ứng viên Romney, McCain mới dám công khai bày tỏ thái độ.
Lý do khách quan sẽ qua đi, nhưng hai điểm yếu chết người này của Trump không dễ gì khắc phục, và do đó có thể nói ông không còn cơ hội để trở thành tổng thống một lần nữa. Chưa biết chừng, để loại bỏ ảnh hưởng của Trump trong đảng, các thượng nghị sĩ cộng hòa sẽ bỏ phiếu luận tội và cách chức “nguyên tổng thống” của ông.
Mình yêu quý Trump nhưng yêu nước Mỹ hơn. Thử tượng tượng thế giới hỗn độn và đầy rẫy bất công này sẽ ra sao nếu nước Mỹ không hùng mạnh?
Trump từng nói Biden là 47 năm giữ chức mà không làm được việc gì cả, nhưng đó chỉ là một cách nói khi tranh cử. Nhiều chính khách chỉ được một khóa rồi bật, trong khi Biden 6 lần được bầu làm Thượng nghị sĩ, 2 lần Phó Tổng thống, nên không thể nói ông làm việc kém. Nếu coi thời gian của Trump là một thử nghiệm cần thiết thì bây giờ là lúc mọi thứ trở lại với “quy trình” với một nước Mỹ vừa mới và vừa như xưa.
Thể chế dân chủ cho phép sự chọn lựa và điều chỉnh, điều đó mở ra hy vọng “Chủ nghĩa Trump”sẽ có lúc trở lại trong tương lai.
Thủ môn Ryan của Úc gia nhập Arsenal
Thủ môn số 1 đội tuyển Úc và của Brighton là Mat Ryan đã chính thức khoác áo Arsenal theo diện cho mượn. Đến nay, tại đấu trường Premier League Ryan là gương mặt duy nhất của Úc.
Người Úc gọi bóng đá là soccer, không được ưu chuộng như bóng đá kiểu Úc (ARF) hay cricket. Trước đây, Úc chỉ có một lần được đi dự World cup vào năm 1966 tại Anh. Nhưng khoảng 2 thập niên trở lại đây, bóng đá được chú ý hơn và đã 5 lần liên tiếp đi dự World cup.
Tuy vậy, đa số các cầu thủ Úc chơi cho hạng 2 của Anh hoặc các giải ít cạnh tranh hơn chứ ít người được chơi tại Premier League danh giá. Các cầu thủ của PL đều dễ dàng được biết đến, đó là Kewell, Viduka, Cahill...nhưng riêng vị trí thủ môn có đến 3 người: Bosnic, Schwarzer trước đây và nay là Ryan.
Schwarzer được coi là huyền thoại vì đã 109 lần khoác đội tuyển Úc, nhưng mọi người đã quên hồi Bosnic còn thi đấu thì Schwarzer chỉ là thủ môn dự bị mặc dù hai người bằng tuổi nhau, cùng sinh năm 1972. Bosnic từng chơi cho Manchester United nhưng anh giải nghệ sớm vì dính vào ma túy.
Sinh tại Sydney năm 1992, Ryan được coi là người kế tục trong khung gỗ đội tuyển Úc với 59 lần, trong đó có hai kỳ World cup 2014 và 2018. Anh chỉ cao 1m84, khá thấp so với thủ môn, nhưng điểm mạnh là kỹ thuật và kinh nghiệm.
Mat giữ đôi găng số 1 của Brighton 3 mùa giải liên tiếp, nhưng đến nay bất ngờ bị mất vị trí về tay Sanchez, một bạn đội tài năng trẻ hơn. Đằng nào cũng kiếp dự bị, Mat lại là fan của Arsenal từ thuở ấu thơ, vì thế anh quyết định đầu quân cho pháo thủ.
Về phần Arsenal, sau khi bán Martinez được 20 triệu bảng, đội mua về Runarsson chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu, rõ ràng chưa đủ “tuổi” để dự bị cho Leno. Sẽ là thảm họa thật sự nếu Leno bị chấn thương và vì thế HLV Arteta đã phải hành động gấp rút.
Là một “ông lớn”, Arsenal đã từng quy tụ các thủ môn nổi tiếng như Seaman của Anh, Lehmann của Đức, Szczsesny của Ba Lan, Opisa của Chi Lê, Cech của Tiệp. Trong danh sách thủ môn của đội hiện nay, Leno là thủ môn số ba của Đức, Ryan số 1 của Úc, Runarsson số 1 của Ai Len và Hein, mới 18 tuổi nhưng đã chơi 6 trận cho Estonia.
Liệu Ryan có được mua đứt về Arsenal hay không phụ thuộc vào quá trình cạnh tranh của bốn thủ môn thuộc 4 quốc tịch khác nhau kể trên.
Liệu vaccine có làm biến mất cúm Tầu?
Những liều vaccine đầu tiên đã bắt đầu được chích ở nhiều nơi trên thế giới như Israel, Anh, Mỹ, trong khi ở Nga và Trung Quốc thậm chí còn sớm hơn.
Úc sẽ bắt đầu chích ngừa từ tháng 2/2021, chia làm 5 giai đoạn:
Gd 1: Nhân viên y tế tuyến đầu, cơ sở cao niên, người khuyết tật...
Gd 2: Người trên 70 tuổi, người thổ dân và đảo Torres, một số đối tương ưu tiên khác
Gd 3: Người trên 50 tuổi, tiếp tục với người thổ dân và đảo Torres, người bệnh
Gd 4: Người lớn còn lại
Gd 5: Trẻ em, nếu được khuyến nghị.
Hai giai đoạn đầu sẽ chích bằng loại thuốc của hãng Pfizer có hiệu quả 94.5%, nhưng khó bảo quản và vận chuyển do yêu cầu nhiệt độ -70, vì thế chỉ đặt mua 10 triệu liều. Loại thuốc Oxford/AstraZeneca chỉ cần 5oC nên được đặt tới 54 triệu liều, hiệu quả 62% sẽ chích cho các đối tượng thứ ba trở đi.
Úc có thể còn tiếp tục đặt mua thêm 51 triệu liều Novavax, hoặc của các hãng bào chế khác. Cái khó là số lượng sản xuất không kịp với khả năng tiêu thụ.
Như vậy, số lượng thuốc được mua gấp nhiều lần dân số Úc. Sở dĩ phải nhiều như vậy vì các loại vaccine chỉ có giá trị khá ngắn 1-2 năm, cho nên tiêm hết lượt rồi lại chích đến vòng 2, vòng 3...là vừa.
Đáng chú ý Úc sẽ không mua thuốc của Nga và Tàu mặc dù các loại thuốc này cũng đã được chích ở Trung Đông, Nam Mỹ, Indonessia và Philippine.
Tại Anh, tốc độ chích là 67,000 mũi/ngày thì phải mất 3 năm mới xong. Còn ở Mỹ, với 350,000 người /ngày thì cũng phải đi qua gần hết nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Biden. Úc may mắn ít dân, tiêm độ 8,000/ngày thì nhanh cũng phải hết năm mới đạt “miễn dịch cộng đồng”, mức miễn nhiễm cho 80% dân số.
Về thủ tục, mỗi khi đi chích, bạn phải trả lời một bảng câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh lý, dị ứng và ký giấy đồng ý, mất khoảng 15 phút. Trước đây, chính phủ từng nói tiêm chủng là bắt buộc nhưng xem chừng khó vì nhiều người vẫn không chịu. Tiểu bang NSW đề ra sáng kiến phải chích thì mới được vào nhà hàng, quán rượu hay các điểm vui chơi công cộng?
Trong ảnh là tin mới nhận về ba bệnh nhân bí ẩn của Nhật Bản, theo đó một loại Covid mới mà không thể truy tìm nguồn gốc. Điều này gây lo lắng cho giới chuyên môn, không biết đến bao giờ mới thoát khỏi Cô Vy.
Manchester United đã trở lại
Rạng sáng nay, Manchester United đã nhẹ nhàng thắng Fullham 2-1, hoàn thành lượt đi với 40 điểm, tạm thời dẫn đầu giải Ngoại hạng Anh. Đây là lần đầu tiên, kể từ sau thời kỳ Sir Alex, đạt được thành tích này. Theo thống kê, gần 80% đội dẫn đầu lượt đi sẽ giành chức vô địch.
Tuy nhiên, Manchester city, đội xếp thứ hai được 38 điểm vẫn còn một trận chưa đá. Nếu đủ 19 trận thì Man city được 38 + 38/18 = 40.1 điểm, nhỉnh hơn MU một chút. Giới cá độ cũng đánh giá Man city có cơ hội vô địch cao hơn MU.
Ứng viên vô địch thường lộ diện sau nửa chặng đường. Về lý thuyết thì đông nhưng thực tế sẽ còn gói gọn lại cuộc đua song mã hoặc tam mã mà thôi. Năm nay, dù chưa thể gạch tên Liverpool và Tottenham nhưng hai đội thành Manchester nổi lên là hai đối thủ chính.
Trong 26.5 năm, Alex Ferguson là một HLV vĩ đại khi mang về 13 chức vô địch cho MU. Điều mọi người dễ quên rằng, phải đến mùa bóng thứ 5, Sir Alex mới mang về chức vô địch đầu tiên. Nhưng người ta không đòi cách chức ông vì lúc đó MU chưa được coi là đội bóng hàng đầu, nếu so sánh với Liverpool đã có 18 lần vô địch Anh Quốc, Arsenal 10 lần, Everton 9 lần và lúc đó MU chỉ bằng Anston Villa cùng 7 lần mà thôi.
Năm mùa giải liên tiếp đầu tiên của kỳ nguyên Premier League (1992-1997) có thể coi là thời kỳ độc diễn của MU, với 4 chức vô địch, chỉ sổng một lần cho Blackburn khi kém đội này 1 điểm.
Wenger đến Arsenal và biến giải đấu thành cuộc đua song mã trong 7 mùa bóng tiếp theo, trong đó Arsenal vô địch 3 lần và MU được 4 lần.
Mùa bóng 2004-2005, Chelsea của Mourinho đã vượt qua cả hai trong một cuộc đua tam mã hào hứng. Sau giải này, Arsenal lần lượt bán các cầu thủ giỏi nhất của mình để đầu tư xây sân vận động mới và chịu đứng ngoài cuộc cho MU và Chelsea đua tài.
Kẻ thứ ba, Man city xuất hiện vào mùa 2010-2011 khi chỉ xếp sau hai đội này, trước khi lên ngôi vào mùa bóng tiếp theo. Sir Alex giải nghệ sau khi đưa MU lên ngôi lần thứ 13 vào mùa giải 2012-2013.
Năm mùa giải ở giai đoạn 2013-2018 sự sự tranh chấp chính của hai gã nhà giàu Man city và Chelsea, ngoài trừ mùa 2015-2016, có thể coi là cuộc đua song mã giữa Leicester và Arsenal, mặc dù thua đối thủ chính ở cả hai lượt đấu nhưng Leicester đã bất ngờ đoạt cup. Arsenal không thể gượng dậy được và Wenger đã phải ra đi sau 2017-2018, mùa giải Man city hoàn toàn độc diễn với số điểm kỷ lục (100 điểm).
Đội bóng vang bóng một thời Liverpool nổi lên mạnh mẽ vào mùa bóng 2018-2019, đạt 97 điểm, nhưng vẫn còn thiếu 1 điểm so với Man city. Tuy nhiên, ngay sau đó, họ đã lên ngôi với số điểm cũng rất cao (99 điểm) trong mùa bóng năm ngoái, chính thức giải thoát cơn khô hạn kéo dài 30 năm.
Bảo vệ chức vô địch bao giờ cũng khó khăn vì các đội đều nghiên cứu kỹ về đội “kiểu mẫu” đang ngự trị đỉnh cao và đều thích thắng đội này. Liverpool hiện đang xếp thứ tư, họ vẫn rất mạnh nhưng xem ra không gặp may khi cặp trung vệ chính bị chấn thương.
Trước khi là fan của Arsenal, mình từng là fan của MU và vẫn thường xuyên xem các trận đấu của MU. Năm nay, MU có thể coi là đội bóng “mèo to bắt chuột nhỏ” khi chỉ chuyên bắt nạt các đội yếu mà thua các đội mạnh. Trong các trận đấu trong nhóm big six, đội thua 3 chỉ hòa được 2 trận, tệ nhất trong số “sáu ông lớn”.
Nếu cứ tiếp tục lép vế trước các ông lớn, mình thề sẽ không quay lại làm fan MU, dù có lên ngôi vô địch chăng nữa.
Bàn cờ chính trị Trung Đông có nhiều thay đổi trong bốn năm qua
Trump chỉ làm tổng thống trong bốn năm nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Một trong số đó là diễn biến hòa bình tại một lò lửa luôn làm đau đầu các tổng thống Mỹ.
Liên đoàn Ả Rập, tức "Thế Giới Ả Rập" có 22 nước nhưng vào lúc thành lập năm 1945 chỉ có 6 thành viên, đó là Ai Cập, Li Băng, Saudi, Iraq, Syria và Jordan. Các vùng đất khác đều còn nằm trong lãnh thổ thuộc địa.
Các nước lớn ven bờ Địa Trung Hải như Algieria, Tuynisia, Morocco là thuộc địa của Pháp, các nước Vùng Vịnh thuộc Anh, còn Sudan thuộc chính Ai Cập.
Ngay sau khi Do Thái ra đời năm 1948, chiến tranh đã bùng nổ. Nhà nước non trẻ đã lần đầu tiên đánh bại liên quân Ả Rập do Ai Cập đứng đầu.
Lên thay vua Fabrouk, Nasser lên còn tỏ ra hiếu chiến hơn, ông phong tỏa đường thủy của Israel đi qua kênh đào Suez. Kết quả, Ai Cập bị Israel chiếm kênh Suez và mất luôn cả bán đảo Xinai.
Yếu thế, Nasser đã ngả sang phe Liên Xô để nhận viện trợ và cố vấn quân sự cũng như các giúp đỡ kinh tế. Phong trào dành độc lập dâng cao, một loạt nước có xu hướng XHCN như Algieria,Libya, Syria, Nam Yemen và sau này là Sudan.
Đầu thập niên 1970, để trả thù Mỹ ủng hộ Israel, các nước Ả Rập đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa, làm kinh tế Mỹ điêu đứng và tổng thống Nixon đã bị tổn hại uy tín nặng nề.
Năm 1979, cách mạng hồi giáo nổ ra tại Iran làm Mỹ mất đi một đồng minh quan trọng trong khu vực. Cuộc khủng hoảng con tin khi Iran bắt giam toàn bộ nhân viên đại sứ quán Mỹ đã là nguyên nhân trực tiếp làm tổng thống Carter thất cử chỉ sau một nhiệm kỳ.
Cuộc chiến Iran - Iraq trong 8 năm 1980-1988 đã làm hai bên hao người tốn của. Như để bù đắp chiến phí, năm 1990, Hussain của Iraq đã liều lĩnh xâm chiếm Kuwait và sáp nhập quốc gia giàu có này vào nước mình dẫn đến chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Cuộc chiến này tạm coi là thắng lợi khi Bush bố đã giải phóng được Kuwait nhưng ông lại thất bại khi đưa quân vào Somalia, để lại tình trạng cát cứ của ba "sứ quân" cho đến tận ngày nay.
Năm 1995, Clinton đạo diễn Hiệp định hòa bình giữa Palestine với Israel. Tuy nhiên hiệp định này không có giá trị trên thực tế vì thủ lãnh Arafat không kiềm chế được quân của mình dừng các hoạt động vũ trang và khủng bố.
Chiến tranh Vùng Vịnh lần hai 2013 có thể coi là thảm họa do Bush con gây ra, tình trạng bất ổn kéo dài tại Iraq trong khi không giải quyết được vấn đề khủng bố của Al Qaeda.
Dưới trào Obama, "Mùa xuân Ả Rập" diễn ra một cách nửa vời, đi đôi với các cuộc nội chiến tại Libya và Syria là những di sản nặng nề để lại cho người kế nhiệm.
Còn đây là những điểm nhấn trong bốn năm qua:
- Nhờ chính sách đẩy mạnh khai thác shale-oil, Mỹ đã tự túc được dầu lửa và không cần dầu lửa từ Trung Đông. Điều này cho phép Mỹ rút hầu hết quân đội ra khỏi Afghanistan, Syria và Iraq.
- Về cuộc xung đột Israel - Arab, chính quyền Trump đã có hai đột phá lớn. Thực hiện lời hứa công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Làm trung gian cho các Hiệp định hòa bình của nước này với 4 nước Ả Rập, bao gồm UAE, Bahrain, Sudan và Morocco.
- Công nhận Tây Sahara là một phần lãnh thổ của Morocco. Trên thực tế, chính quyền Morocco đã làm chủ toàn bộ diện tích có dân cư tại Tây Sahara từ năm 1975, nhưng vẫn không được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Động thái này có thể sẽ giúp chấm dứt hoạt động của nhóm phiến quân ly khai ở đây.
- Phóng tên lửa tiêu diệt gọn tướng Soleimani khét tiếng. Iran không còn dám gây sự bắt bớ với tàu bè qua lại trong khu vực vì giáo chủ tối cao Khamainy đã hiểu được sự chuẩn xác của vũ khí để lo cho tính mạng của chính mình!
- Vương quốc IS đã chính thức bị tiêu diệt cùng với thủ lãnh của nó. IS được tách ra từ Al Qaeda nhưng còn tàn ác hơn, là một cơn ác mộng thực sự trong một khoảng thời gian.
Di sản của Tổng thống Trump tại Trung Đông sẽ còn được tiếp tục bàn luận.
Ảnh: Trước khi rời Nhà trắng, Trump nhận huân chương cao quý nhất của Morocco từ tay công chúa Lalla.
Be friends before business
Cần hỏi ngay rằng kết bạn với ai?
Với các bạn giỏi tiếng Anh, mình muốn hỏi để kết bạn với Tây có dễ không? Chắc là không dễ.
Nếu bạn không nói idioms, slangs, swears thì đây chính là rào cản để kết thân. Bỏ qua vấn đề ngôn ngữ, suy nghĩ, tính cách của người Tây và Ta cũng khác nhau. Họ duy lý, còn mình duy tình.
Nhưng đánh bạn với người Ả Rập hồi giáo lại khả thi hơn. Mình đã thử rồi thì mới dám nói. Họ cũng tình cảm như dân Việt, trình độ tiếng Anh đều là second language, không lo lắng bị chê dốt.
Mình ở Dubai 6,5 năm, rời sang Ai Cập 3,5 năm. Hồi mới đến Ai Cập, mấy thằng cứ mời đi ăn tối, khi thấy nó hẹn đến nhà hàng lúc 12 giờ đêm thì mình tìm cách từ chối.
Về sau, mình ăn trước ở nhà rồi nhận lời đi ăn. Đến nơi, mình giả bộ thú nhận đã ăn với vợ lúc 9 giờ (thực ra ăn từ lúc 7 giờ) mà chúng còn la sao mày ăn sớm thế. Nó đã đặt nhiều món, nhưng vì mình không ăn, nó xơi hết. Phải nói chúng ăn rất khỏe nên người đứa nào cũng như cái thùng.
10 năm trời, mình chứng kiến rất nhiều vụ thương nhân Ả Rập lừa đối tác Việt và Tàu, lý do đơn giản vì họ không coi mấy người này là bạn. Mấy anh bị lừa than, làm ăn với dân Ả Rập khó quá.
Nhưng không phải như vậy, nếu đã kết thân, chúng nó xả thân cứu bồ. Làm ăn ai chẳng có lúc khó khăn, ế hàng, không còn vốn lưu động. Nếu bạn hàng chịu cho nợ tiền, giảm giá hoặc dễ dãi về quy cách, chủng loại hay điều kiện giao nhận, thanh toán thì mới thoát ra được, bằng không có khi phá sản như chơi.
Vừa rồi bạn Quyết có share bài viết mấy du học sinh đi làm cho chủ Việt mà bị quỵt tiền công. Người Việt với nhau mà còn lắm chuyện như vậy.
Khi mình còn là du học sinh hồi thập niên 1990s, mình từng làm cho nhiều chủ Việt. Nói thật làm mình thấy họ đều rất tốt, chưa bao giờ gặp problems.
Các chủ nhân Việt bên Úc thường có quá khứ vượt biên nên có thành kiến với du học sinh, đúng ra hai bên gầm ghè nhau chứ không chỉ từ một bên nào.
Mình nghĩ, những người bỏ nước ra đi thì giống nhau đến 60-80% về quan điểm chính trị, ngoại trừ 2 việc nhạy cảm (bạn nào muốn biết việc gì inbox với mình).
Khi làm cho chủ nhân người Việt, mình chủ động nói chuyện chính trị. Mình nói một cách chân thành bằng trái tim và khi các vị ấy hiểu suy nghĩ của hai bên thì anh chị em, cô chú cháu rất đồng cảm và yêu thương nhau hết mực.
Mình thường xuyên nói đùa về vấn đề tôn giáo với người Hồi giáo. Đây không hề là chuyện cấm kỵ, ngược lại là cái để hiểu nhau.
Điều dễ thấy, những đồng bào qua đây lâu thì thường thành công hơn người mới sang. Nếu bạn muốn làm ăn mà không chịu hợp tác với những người đi trước là tự trói chân tay mình rồi.
Có thể bắt đầu bằng việc đi làm thuê để học hỏi kinh nghiệm, và không gì dễ dàng hơn học từ đồng bào của mình, những người có sự tương tự về tâm tư, kiến thức, kỹ năng và có khả năng hỗ trợ, giúp đỡ bạn một cách hữu hiệu. Khi cảm thấy tự tin, có vốn liếng và thời cơ, không ai cấm bạn mở business riêng.
Trước đây, người Việt làm bó gọn trong vài lĩnh vực, còn bây giờ đã rộng mở rất nhiều lĩnh vực và ngành hàng. Mình sẽ đi vào trao đổi từng ngành hàng, mặt hàng trong một dịp khác.
Làm ăn làm giàu (P 2)
Con đường làm giàu không dễ dàng. Vì thế cần rất nhiều nỗ lực để có thể vượt qua những cản trở. Tuy nhiên, khi điều kiện khách quan không cho phép mà vẫn cố làm thì gọi là duy ý chí và cũng chuốc lấy thất bại.
Một điều kiện đầu tiên để bước vào kinh doanh là phải có “dzốn”. Có dzốn rồi lại phải có ý tưởng. Bài hôm nay mình xin trình bày một trong các ý tưởng.
Trong thị trường nhà đất hiện nay ở Úc, ¾ số lượng nhà đang bán thuộc loại townhouse hoặc tương tự là villa.
Trước đây, khi phân lô đất làm nhà, diện tích “tiêu chuẩn” là 600m2, còn bây giờ là 300m2.
Các căn nhà cũ thường được thiết kế 3 phòng ngủ, 1 toilet với khoảng 100m2 diện tích xây dựng, còn lại 500m2 là vườn trước vườn sau.
Vườn nhiều thế cắt cỏ rất cực nên gần đây nhiều nhà đổ bê tông thì lại cực vì nóng.
Có một giai đoạn, chính phủ khuyến khích làm granny flat nhưng với quy định chỉ được làm tối đa 65m2 thì vẫn chưa tận dụng được diện tích. Ý tưởng ghép nhà gỗ đỡ tốn kém hơn nhưng rồi loại nhà này cũng không được ưa chuộng.
Xu hướng hiện nay cho tách ra thành hai hoặc ba nguyên đơn thì có lẽ đây là giải pháp tối ưu.
Các căn nhà cũ hiện nay đa số được xây trên dưới 100 năm, nhìn bề ngoài thì ngon những bên trong dột nát, đường ống cấp nước lâu ngày không còn an toàn vệ sinh nữa. Để sửa chữa, cơi nới cũng chỉ là chắp vá và rất tốn tiền.
Cách tốt nhất là ủi đi xây lại, giá phá nhà khoảng $30,000. Tính cua trong lỗ thế này, bạn xây thành 2 căn, mỗi căn 2 tầng lầu với 4-5 phòng, hết tổng cộng $1,2 triệu, bán bớt một căn được $1.2 đến 1.5, vậy có lời chút đỉnh mà lại được ở nhà mới.
Nếu làm kinh doanh, mua nhà cũ, chủ yếu lấy 600m2 đất, giá khoảng $1 triệu, cộng chi phí xây khoảng $2.2 triệu. Bạn bán cả 2 hoặc 3 căn đi ít ra cũng được $3 triệu, vậy là đút túi $800k ngon ơ!
Mình biết một ông Luật sư người Việt, nhà đất có trên 1000m2 thôi mà xin được xây 3 tầng, 11 căn, đúng là easy money.
Vào lúc đang khó khăn Covid, các cao xồ duyệt giấy phép xây dựng rất nhanh và dễ. Nghe đồn council còn ăn chia với builders, chuyện đó có hay không cũng nằm trong chủ trương chung là khuyến khích xây dựng.
Mọi người đều biết, dân Li băng đang cầm chịch trong lĩnh vực xây dựng. Người Ả Rập có rất nhiều lợi thế, người của họ làm trong các council khá đông. Các gia đình Ả Rập thường đông con nên có nguồn nhân công trẻ dồi dào.
Loại nhà thiết kế theo kiểu mới, nhiều phòng, tiện nghi đang rất hot và dễ bán trên thị trường. Đơn giản, chỉ cần dzốn: MUA – XÂY – BÁN.
Một trang sử đã đi qua
Cuộc bầu cử tổng thống ồn ào đã tạm yên tiếng súng. Tổng thống Trump cho hay dù không bằng lòng nhưng sẽ chuyển giao quyền lực trong khuôn khổ.
Sự việc đã lên đỉnh cao trào khi một nhóm trong đoàn biểu tình không hiểu vì sao đã lọt được vào Tòa nhà quốc hội, nơi được canh chừng nghiêm ngặt. Mình nghĩ điều này nằm ngoài dự tính của Trump. Tuy nhiên, một chiến lợi phẩm quý giá là họ đã lấy được cái laptop của chủ tịch quốc hội, “phù thủy” Pelosi.
Nhiều người cho rằng, trong chiếc laptop này hẳn phải có nhiều thông tin bí mật. Một Đại biểu quốc hội sẽ không có quyền đặc miễn đối với các tội danh như giết người, hiếp dâm hay phản quốc. Nếu có chứng cứ về cấu kết, âm mưu lật đổ tổng thống hợp pháp thì đó chính là lý do Trump có thể có những hành động mạnh tay.
Về lý thuyết, Tổng thống Mỹ là người nắm giữ mật mã nút hạt nhân của kho vũ khí khổng lồ có thể tiêu diệt trong chốc lát nhiều nhiều lần dân số toàn cầu. Ông vẫn là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, với quyền hạn ra lệnh bắt giữ bất kỳ ai chống đối.
Mình muốn xin can, mọi việc nên dừng lại, thế là đủ. Trong bốn năm, ông đã làm đảo điên thế giới và nước Mỹ, có thêm 1 năm hay 4 năm nữa cũng thế thôi.
“Dũng sĩ” Trump xuất thân từ một gia đình giàu có, bản thân ông cũng là tỉ phú. Không sao, vua Quang Trung đã trở thành “anh hùng áo vải” dù có nguồn gốc từ “tầng trên”. Sự nghiệp đồ sộ của Quang Trung cũng chỉ kéo dài có 4 năm, bắt đầu khi lên ngôi hoàng đế năm 1789 và kết thúc khi qua đời năm 1793.
Trump đã đạt được mong ước đi vào lịch sử như một biểu tượng của quần chúng nhân dân chống lại “đầm lầy” như trọng tâm bài diễn văn nhận chức đầu nhiệm kỳ. Ông không chỉ hứa, mà làm thiệt. Những hành động của ông đã phân hóa xã hội thành hai phe kẻ yêu, người ghét; không chỉ ở Mỹ mà còn là đồng bào Việt Nam.
Thật là dở khóc dở cười khi chỉ vì Trump mà người Việt mạt sát chửi rủa nhau, anh em bạn bè thân thiết từ mặt nhau. Ai bảo người Việt không quan tâm đến chính trị, hay là chỉ không (dám) quan tâm đến chính trị trong nước?
Chúng ta không phải kẻ thù của nhau bởi vì tất cả mọi người đều có một kẻ thù chung, đó là áp bức bất công. Không, nó không trừu tượng, đó là bọn tài phiệt công nghệ và truyền thông, hay còn gọi là các nhóm lợi ích.
Phải thừa nhận giới tài phiệt đã có công mang lại những sản phẩm mới về hàng hóa dịch vụ, mang lại công ăn việc làm cho xã hội, bên cạnh những điều nhức nhối chưa có lời giải. Theo số liệu mới nhất của năm 2020, chỉ có 2,600 tỉ phú đã chiếm 2.8% tài sản của thế giới và 1% số người giàu nhất nắm 82% tài sản.
Họ giàu nhanh vì độc quyền và đặc quyền đặc lợi. Để tạo ra và duy trì độc quyền ăn cướp, chúng dùng sức mạnh đồng tiền để khống chế các chính sách chính phủ cũng như các chính khách.
Người đàn ông quyền lực nhất thế giới mà còn bị “khóa mõm”, hủy tài khoản mạng xã hội thì đủ hiểu bọn chúng mạnh đến đâu.
Có ý kiến cho rằng, Trump thất cử vì ông để đại dịch Covid 19 lan tràn? Không phải, nếu nhìn vào hành động thì thấy ông đã quyết liệt khi cấm bay rất sớm, cho làm vaccine rất nhanh. Covid 19 thật bí ẩn khi người thuộc chủng tộc da vàng và da đen bị nhẹ mà người Ấn Âu bị rất nặng. Để so sánh thì Mỹ bị ít hơn nhiều nước Châu Âu, nếu tính theo tỉ lệ dân số.
Truyền thông thổ tả đã vin vào những câu nói lạc quan của Trump về bệnh dịch để cho rằng ông đã sai. Không lẽ ông phải nói “chúng ta sắp chết”, mà phải động viên mọi người như tất cả các chính khách khác chứ.
Cách nói năng bộc trực, thẳng thắn, có phần thông tục làm nhiều người thích thú nhưng cũng làm nhiều người khó chịu vì nó “không lịch sự” như những người “chuyên nghiệp”! Điều này không có gì lạ, cái mới không thể thuyết phục tất cả cùng một lúc mà chỉ có thể từng bộ phận mà thôi.
Lý do chính của việc Trump thất cử là vì ông dám chống lại bọn tài phiệt quyền lực ngầm (deep state). Tuy nhiên, khi Trump không còn là mối đe dọa, ông đã qua đời chẳng hạn, rất có thể truyền thông bẩn lại “vuốt đuôi” rằng ông là tổng thống giỏi nhưng cũng như các tổng thống đương nhiệm khác từng thất cử trong thời gian khủng hoảng, ở đây nguyên nhân khách quan là Covid.
Sự nghiệp của Trump không dang dở mà đã chốt được những thành tựu cụ thể. Ông đã chỉ ra một loạt các thực thể, các tổ chức quốc tế hủ bại quan liêu. Mỹ đã rút ra khỏi một loạt các cam kết và tổ chức, trong có những nơi Mỹ tài trợ chính nhưng rồi lại chống lại nước này, như UNESCO hay WHO.
Giới tài phiệt quyền lực ngầm tuy chưa bị “đánh gẫy xương sống” (cách dùng từ của Yeltsin khi nói về chủ nghĩa CS) nhưng đã thương tích đầy mình khi ít nhất 74 triệu cử tri Mỹ đã nhận ra bộ mặt thật và tiếp theo là một quá trình tẩy chay để đánh vào túi tiền của bọn chúng.
Một kẻ thù nữa còn nguy hiểm hơn là bọn Tàu Cộng cũng đã nếm mùi những đòn đánh không thương tiếc. Rồi đây chính quyền Biden, dù muốn hay không muốn cũng không thể xóa bỏ các di sản liên quan đến chính sách bao vây Trung Quốc.
Xin nhắc lại, dù yêu quý Trump, mình không muốn có bất kỳ điều kỳ diệu bất ngờ nào. “Ném chuột phải lo vỡ bình quý”. Bình quý ở đây là nước Mỹ, mọi người cần nước Mỹ tiếp tục vĩ đại.
Có nên xuất khẩu gạo?
Sau khi tin Việt Nam nhập khẩu gạo của Ấn Độ loan ra thì Bộ Nông nghiệp và Ptnn đã phải lên tiếng giải thích, nhập gạo để làm đồ ăn gia súc mà thôi.
Mình thì thấy một nước xuất khẩu gạo nhiều mà vẫn nhập khẩu cho người cũng không sao. Vì nhu cầu tiêu dùng là đa dạng nên cần nhiều loại khác nhau.
Những nơi mình đã và đang sống như Úc và Ai Cập đều là những nước xuất khẩu gạo, nhưng trên thị trường cũng bán các loại gạo có xuất xứ từ nhiều nước.
Trong quá khứ, Việt Nam từng thiếu gạo, phải ăn độn bo bo, khoai mỳ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng và cơ chế thị trường, gạo không chỉ đủ mà còn thừa.
Vấn đề ở chỗ, cần tính toán về tính hiệu quả của việc xuất gạo, nói nôm na, liệu có lãi không?
Trong bối cảnh phải nhập phân bón, thuốc trừ sâu và cả giống má với giá cao thì khả năng không lãi mà lỗ là nhiều.
Trên thực tế, nhiều địa phương đã bỏ trồng lúa, hoặc chỉ trồng một vụ, chứng tỏ có thể trồng các loại hoa màu khác tốt hơn.
"Bán cái người ta cần chứ không bán cái mình có" phải là điều kiện tiên quyết khi làm kinh doanh.
Một khi không hiệu quả thì chỉ nên làm ít thôi, nếu cần thì nhập.
Gạo không phải là mặt hàng quý hiếm mà rất dễ mua. Kể cả những nước bị cấm vận như Iran, Bắc Hàn thì lương thực cũng là mặt hàng ngoại lệ được phép nhập khẩu khi cần.
Nay Việt Nam đã có cú "đột phá" nhập khẩu gạo thì có lẽ cũng nên là lúc từ bỏ chiến lược xuất khẩu gạo để chọn lựa cách làm khác hữu ích hơn.
Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021
Ma ám trên tuyến đường ra Cảng
Truyện ma của Ngọc Quang (fiction)
Mình bắt đầu đi làm khi 21 tuổi cho một công ty ngoại thương. Công ty có trụ sở Hà Nội nhưng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lại ra vào ở Cảng Hải Phòng.
Đi làm chưa đầy một năm thì đến mùa lạc, mặc hàng xuất khẩu chủ yếu của miền Bắc vào cuối thập niên 1980s.
Công ty huy động anh chị em xuống Hải Phòng để làm hàng. Mình rất thích chí vì có cơ hội được xa nhà nên đăng ký đi luôn 6 tháng.
Thật ra mình đã từng được đi chơi Hải Phòng với bố từ hồi lên bốn tuổi, sau đó còn đi thêm vài lần nữa. Lâu rồi, nhưng vẫn nhớ mỗi lần bực bội khi qua cầu Long Biên. Đây là con đường độc đạo qua sông Hồng nên thường xuyên tắc đường, chỉ có 1,2 km thôi mà mất đến cả tiếng đồng hồ.
Khi có thêm cầu Chương Dương thì Đường 5 đi Hải Phòng lại trở nên quá tải, khiến tai nạn xẩy ra hằng ngày, thậm chí có ngày vài vụ.
Xe của công ty mới qua cầu một chút, tới chỗ Cẩm Giàng thì đã phải dừng lại vì một vụ xe tải đâm người đi xe đạp. Nghe bà con đứng dọc đường kháo rằng, anh thanh niên bị chẹt vỡ đầu, óc bắn ra tung tóe. Rơi xuống mặt đường đang nóng trong mùa hè, óc phồng rộp lên như được rán trên chảo.
Mình mở cửa xe, nhảy xuống đường, thấy một cái xác nằm đắp chiếu, cạnh đó còn đôi dép cao su và có màu trắng của óc thật...
Mấy anh chị em Hà Nội trú ngụ tại 28 Lý Tự Trọng, ngay đối diện Bộ Tư lệnh Hải Quân. Chiều chiều, từ cảng về, hai đội Hà Nội và Chi nhánh Hải phòng thi đấu bóng đá gôn tôm ngay trên vỉa hè. Được mấy hôm thì các anh bảo vệ bên Hải Quân ra đuổi.
Mấy thanh niên đồng nghiệp và “thổ dân” đất Cảng chỉ đi đá chỗ khác. Chỗ này là sân to, không xa, chưa đến Ngã 6, chỉ quá Ngã 5 một tí.
Buổi tối cũng vui, mọi người quây quần bên hội chơi “tiến lên” đến khuya. “Thứ bẩy máu chảy về tim”, hầu hết mọi người về Hà Nội, nên lại thành ra buồn.
Hải Phòng hồi đó rất nhiều quán cóc ngoài vỉa hè. Các em bán quán đều rất trẻ, độ 17- 18, mới học hết phổ thông, trong lúc chờ lấy chồng thì mẹ cho một cái bàn, mấy cái ghế bán nước chè, kẹo bánh, ô mai...cũng đủ mưu sinh.
Trước đây, mình cứ nghĩ rằng con gái miền biển thì rất đen, nhưng hoàn toàn ngược lại, gái Hải Phòng rất trắng, trắng nõn nà và còn rất xinh nữa.
Mình giả bộ ra uống nước. Ngồi một lúc, nói vài câu bâng quơ. Bỗng dưng cô chủ quán hỏi: anh có phải người Hà Nội không?
- Đúng rồi
- ...
- Em dọn hàng lúc mấy giờ và xong việc thì có thời gian đi nhẩy đầm với anh không?
- Bình thường em dọn lúc 8 giờ tối, nhưng hôm nay 7 giờ cũng được.
Trời, nhanh thế sao...
Mùa lạc kết thúc, mọi người về Hà Nội hết, chỉ còn lại mình và mấy anh lái xe tải. Đội hình xe tải gồm bốn xe Ben 5 tấn, mỗi xe có một tài xế và một “lơ”. Các lơ kia đều là cán bộ Hải Phòng chỉ có xe anh Long, anh này không có gia đình thì đi với mình.
Có điều bây giờ là lúc làm hàng nhập, thường đi lấy hàng ngoài cảng vào ban đêm. Ban ngày, không có việc gì, mình thường lội bộ từ Lý Tự Trọng ra Chợ Sắt, rồi lại từ Chợ Sắt về nhà.
Công nhận Hải Phòng cởi mở hơn Hà Nội thật. Lịch khỏa thân của Hồng Công treo đầy đường. Các quán nhậu tấp nập, uống bia Vạn Lực như uống nước lã. Khi Hà Nội chưa có Mát xa thì Hải Phòng đã có.
Anh Long bằng tuổi cha chú, nhưng cùng làm việc nên mình gọi bằng anh cho tiện. Cũng không phải anh không có vợ mà đã ly dị. Cuộc sống của người lái xe nay đây mai đó, đi đến đâu cũng bồ bịch nên vợ không chịu được.
Buổi tối đầu tiên đi với anh ấy, mình khoe đang học lái xe, đã tập được mấy buổi. Thế là anh bắt mình ngồi vào ghế cầm tay lái, sợ phát khiếp. Anh bảo:
- Đường có ai đâu mà mày lo
Cảng Đoạn Xá nằm sâu bên trong sông Cấm nên vắng thật, mình chạy chậm lại vì nhìn vào gương thì thấy có xe đằng sau đang xin vượt. Anh Long bảo làm gì có ai.
- Có chứ, nó không bấm còi mà cứ nháy đèn. Đôi mắt thằng lái xe mở to trừng trừng, có lúc nheo lại.
Hai anh em tranh cãi không được, mình bảo anh không tin thì anh vào lái sẽ biết. Anh Long nhảy lên tay lái, quả nhiên, anh thừa nhận là có xe xin vượt mà cuối cùng thì lại chẳng có ai!
- Tao nhớ rồi, cách đây ba tháng, có hai bố con người Vĩnh Phú đi giao lạc ngoài Cảng Chùa Vẽ. Lúc bố nằm ngủ trưa dưới gầm xe, thằng con không biết lên xe đi mua bia và cán chết bố. Chắc là ma trêu anh em mình đây.
Ờ, em cũng nhớ chuyện đó. Tội nghiệp anh con trai khóc quá trời quá đất.
Nhưng không phải, ông bố già nhưng thằng lái xe xin đường trong gương lại trẻ. Hơn nữa, ông chết trong Cảng Chùa Vẽ, còn chỗ này là đường đi ra Cảng Đoạn Xá?
Em gái bán nước có vẻ giận dỗi quá. Mình bảo phải đi làm vào ban đêm mà em nó không tin, biết sao bây giờ...
Mình về phép Hà Nội một tuần bằng xe lửa. Trên đường đi, lại gặp tai nạn nữa, lần này là xe lửa đâm vào ô tô.
Tuyến đường ra Cảng Đoạn Xá, vẫn tiếp tục bị ma ám trêu ngươi. Chỉ có điều không vẫn hiểu nổi về độ tuổi của ma.
Một hôm ngồi chơi ở Văn phòng chi nhánh, mình kể chuyện ma và thắc mắc chưa có lời giải. Một chị bảo em không biết gì à. Sau khi bố chết, thằng con trai lại bị tai nạn trên đường ra Cảng Đoạn Xá, nhưng không chết ngay.
Một tuần sau, đúng vào hôm giỗ bố 100 ngày thì nó mới đi!
Có phải 2020 là năm tồi tệ?
1. Sự kiện nổi bật nhất của 2020 tất nhiên là đại dịch Covid. Ngày nay loài người đã chán ghét chiến tranh đầu rơi máu đổ, nhưng hóa ra bệnh dịch cũng đáng sợ không kém.
2. Đám cháy rừng lịch sử tại Úc đã thiêu rụi 12,6 triệu ha (126,000 km2), giết hại trên 1 tỉ động vật các loại. Sự việc còn cho thấy sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên, nhiều đội cứu lửa khắp thế giới đến giúp Úc nhưng không thể dập tắt cơn thịnh nộ của bà hỏa, cho đến khi có một đợt mưa lớn vào tháng 2.
3. Lũ lụt xảy ra hằng năm ở miền Trung Việt Nam, nhưng 2020 là một trong những năm tồi tệ nhất. “Thủy tinh” đã cướp đi mạng sống của trên 100 người.
4. Bầu cử tổng thống Mỹ trở nên hỗn loạn khi không ai nhận thua. Cho dù Trump hay Biden cầm quyền thì nước Mỹ cũng bị chia rẽ.
5. Một tin chấn động là cái chết của Maradona. Mặc dù chẳng phải “vua” hay “hoàng đế” bóng đá, Maradona mới là người tạo dấu ấn nhiều nhất cho dân chúng.
6. Wimbledon, giải quần vợt lâu đời và danh giá nhất thế giới phải huy bỏ vì Covid. Giải vô địch EURO và Thế vận hội Olympic tại Nhật Bản cũng bị hoãn vì lý do tương tự.
7. Lần đầu tiên sau, kinh tế thế giới tăng trưởng âm, giảm 4,000 tỉ USD so với năm trước. Tuy nhiên, tính theo giá cố định (constain prices) 2010, GDP 2020 vẫn bằng 2.55 lần so với 1990.
Dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 5% (về danh nghĩa) trong năm 2021, nhưng trong bối cảnh đồng tiền mất giá mạnh vì các gói cứu trợ thì kinh tế thực chất sẽ không tăng.
Người Tàu làm bá chủ thế giới?
Mình bị ám ảnh một câu nói: Trước sau gì người Tầu cũng làm bá chủ thế giới.
Vừa rồi lại được nghe một ông chủ nhà người Việt tại Úc kể về một cậu du học sinh Trung Quốc đến thuê phòng.
Cậu bé mới 21 tuổi, đúng như thành kiến về người Tàu, ở rất bẩn. Không bao giờ quét dọn nhà cửa, quần áo thay ra cũng không giặt. Chủ nhà thấy đống quần áo nhiều, bỏ vào máy giặt giùm, giặt xong, phơi rồi cất. Tưởng làm một lần, nó ỷ y nên phải hầu nó ba năm luôn!
Nó không nấu nướng mà ăn đồ fast foods quanh năm, điều này chắc chắn không tốt cho sức khỏe và sẽ phải chịu hậu quả sau này. Mà nó có tính chỉ tiêu tiền chẵn, tiền lẻ nó vứt tứ lung tung: trên bàn, sàn nhà, góc tường...
Nó không chịu được thiếu internet, có hôm wifi nhà hỏng, nó đến trường mấy ngày liền, ngủ vạ vật ở giảng đường, không cần tắm rửa.
Được cái khá chăm học, nhưng cái ngữ này dù có học giỏi thì cũng chẳng làm nên cơm cháo gì. Ông chủ nhà đặt câu hỏi, phải chăng chính sách một con làm hư hỏng bọn trẻ. Hai cha mẹ, bốn ông bà nội ngoại chỉ có một con cháu, lúc nào cũng đội nó lên đầu.
Cho dù không phải tất cả bọn trẻ người Tàu đều như vậy, nhưng vẫn có một nhận định chung rằng bọn trẻ xinh đẹp hơn, được nuôi đủ chất dinh dưỡng hơn, học vấn tốt hơn đồng thời lại quá lười biếng, rất kém cỏi về kỹ năng mềm trong cuộc sống.
Cách đây 25-30 năm, nhiều gia đình đã vay mượn để có tiền cho con đi du học, sang được rồi phải đi làm để gửi tiền về trả nợ. Nhưng so với du học sinh Trung Quốc, thì sự chăm chỉ của người Việt hồi ấy còn chưa bằng.
Để đào tạo một con người, trường học nào cũng như nhau, còn có môi trường xã hội và môi trường gia đình thì khác. Khi được sang Úc, đó là cơ hội quý để quan sát, kết bạn, hòa mình vào cuộc sống nhiều mới lạ và đầy thú vị.
Mình không biết gia đình có phải là môi trường giáo dục quan trọng nhất hay không nhưng phải nói cách dậy con của các gia đình Tây cũng rất khác.
Đến giờ nhiều người Việt vẫn còn cho rằng đánh con là tốt, là cần thiết thì thua rồi. Tụi Tây đã bỏ chuyện đánh con từ lâu vì họ có thể cực kỳ kiên nhẫn đối với con cái.
Trẻ con Tây được rèn tính tự chủ từ khi mới lọt lòng, ngủ riêng, không bế, không dỗ khi khóc. Khi biết ngồi, biết đi đã bắt đầu tự chăm sóc cá nhân...Họ cũng không ép con ăn, học như người Á Châu vì ép buộc sẽ làm mất tính tự giác. Lớn chút nữa, đó là sự rạch ròi về tài chính, con cái không phụ thuộc cha mẹ, cha mẹ không phụ thuộc con.
Kết quả là người Tây, cho đến nay, thành công hơn chúng ta.
Trung Quốc đã phát triển mạnh trong mấy chục năm qua, đến nay bắt đầu gặp trở ngại, đó là “bẫy thu nhập trung bình”. Theo đó, lợi thế về nhân công giá rẻ và sao chép công nghệ không còn nữa. Mỹ bắt đầu siết chặt vấn đề sở hữu trí tuệ đối với Trung Quốc và chỉ riêng điều này cũng đủ làm mạch phát triển của quốc gia đông dân này phải chững lại.
Vì thế, người Tầu giở trò tung Coronavirus ra. Nhưng bằng chứng đâu? Không bao giờ có bằng chứng và cũng không cần, chỉ có điều mọi người tin như thế và sẽ hành động theo niềm tin đó.
Người ta cho rằng, với Covid, cuộc sống loài người sẽ không còn như trước. Mình cũng nghĩ như vậy, bệnh dịch còn đáng sợ hơn chiến tranh. Bệnh dịch hạch thời cận đại đã làm số người chết nhiều hơn tổng số tử vong của tất cả các cuộc chiến trong lịch sử.
Covid không làm đầu rơi máu chảy, con số thương vong cũng không lớn. Tuy nhiên hậu quả lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường là không thể lường trước được.
Hiện nay, các nước phương Tây vẫn tiếp tục tung tiền cứu trợ cá nhân và doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp cho kinh tế các nước này mà có ảnh hưởng chung cho kinh tế toàn cầu. Khi người dân nước giàu giữ được việc làm và có tiền để duy trì mức tiêu dùng thì hàng hóa ở các nước nghèo vẫn tiếp tục được xuất khẩu.
Gói trợ cấp tại Úc dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2021, tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ gia hạn vì ngân sách còn có thể chịu được thêm 1-2 năm nữa.
Thế giới đang thay đổi nhưng dù thay đổi thế nào thì vẫn chưa thể có việc người Tầu thống trị thế giới, vì rõ ràng họ chưa có nguồn nhân lực hội đủ tài năng và yếu tố tinh thần.
Người Tàu làm bá chủ thế giới? (Kỳ 2)
Cuộc sống chẳng qua là những canh bạc (gamble). Khi bạn lấy vợ hay lấy chồng, bạn không thể biết được cuộc hôn nhân sẽ đi đến đâu, vì đó là số phận.
Khi ra hải ngoại định cư, mình thấy vô vàn điều vô lý trong xã hội. Ví dụ, học sinh bên này học vào 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, làm mất cả hai buổi, trong khi ở Việt Nam chỉ mất 1 buổi thôi? Buổi tối và cuối tuần, đường rất vắng, vậy chờ đèn đỏ làm chi, sao không chạy dzô cho lẹ.
Mỗi khi điều vô lý này được giải quyết thì lại mọc ra những câu hỏi khác. Theo kinh nghiệm đã có mình cho rằng tất cả mọi việc vận hành xã hội Tây luôn đúng, chẳng qua đầu óc ngu si của mình chưa hiểu mà thôi.
Trong mối quan hệ giữa các quốc gia cũng có rất nhiều trò chơi đan xem vào nhau mà bạn không thể phân biệt được đâu là facts, đâu là conspiracy theories và chỉ đến khi kết thúc cuộc chơi mới biết được.
Sau Đại chiến II, vì sao Mỹ đã đổ cả núi tiền của theo Kế hoạch Marshall, làm cho Tây Âu phồn vinh, một sự tương phản với lối sống khắc nghiệt bên Đông Âu? Chỉ đến lúc chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1991, Liên xô tan vỡ làm 16 mảnh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, đó mới là đáp án.
Mỹ tìm cách đưa quân vào Việt Nam nhưng cũng lại đùng đùng rút ra bằng được. Mọi người chỉ hiểu lý do khi cuộc đi đêm giữa Mỹ và Trung Quốc được bạch hóa.
Vào thập niên 1960s, các nhóm cộng sản có vũ trang hoạt động rất mạnh tại các nước Đông Nam Á. Tại Indonesia, nếu Suharto không tiến hành cuộc binh biến thì đất nước đông dân nhất Đông Nam Á đã bị nhuộm đỏ. Để ngăn chặn “ba dòng thác cách mạng”, Mỹ phải đưa quân vào Việt Nam, họ đã rút khi nhận được cam kết của Trung Quốc là bỏ rơi các nhóm Mao ít.
Mọi người rất ngạc nhiên khi bọn Tây lông không chịu đeo khẩu trang nên đã làm lan truyền bệnh dịch Covid 19. Phải chăng lãnh đạo của họ quá ngu dốt chứ không có 2-5% “nhân tài” như “ta”?
Trước hết, nên hiểu rằng bệnh dịch Covid là câu chuyện lâu dài 5-10 năm. Với tình hình nghiêm trọng hiện nay, Mỹ mới có thể tiến hành lôi kéo đồng minh cho việc trừng phạt Tàu Cộng.
Thật sự, Mỹ đã nuôi dưỡng Trung Quốc cho béo rồi bây giờ bắt đầu giở trò. Canh bạc này sẽ đi đến đâu?
Thật kỳ lạ, nếu bạn hiểu rõ ràng về ai đó, đủ cả cái mạnh, mặt trái thì bạn rất khó thán phục họ; ngược lại, khi không hiểu thì lại dễ tôn làm thần tượng. Từ thuở nhỏ, mình đọc rất nhiều sách Tàu nên có thể dám tự nhận là hiểu biết về sử Tàu và người Tàu. Mình cũng đọc sách Tây, nhưng do tiếng Anh dốt nên chỉ hiểu lơ mơ, láng máng.
Với những niềm tin và sự hiểu biết vào lúc này, mình cho rằng vấn đề Trung Quốc vẫn còn “under control”. Tàu cộng sẽ không thể bá chủ thế giới cho dù Trump hay Biden làm tổng thống.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)