Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Liệu vaccine có làm biến mất cúm Tầu?


Những liều vaccine đầu tiên đã bắt đầu được chích ở nhiều nơi trên thế giới như Israel, Anh, Mỹ, trong khi ở Nga và Trung Quốc thậm chí còn sớm hơn.
Úc sẽ bắt đầu chích ngừa từ tháng 2/2021, chia làm 5 giai đoạn:
Gd 1: Nhân viên y tế tuyến đầu, cơ sở cao niên, người khuyết tật...
Gd 2: Người trên 70 tuổi, người thổ dân và đảo Torres, một số đối tương ưu tiên khác
Gd 3: Người trên 50 tuổi, tiếp tục với người thổ dân và đảo Torres, người bệnh
Gd 4: Người lớn còn lại
Gd 5: Trẻ em, nếu được khuyến nghị.
Hai giai đoạn đầu sẽ chích bằng loại thuốc của hãng Pfizer có hiệu quả 94.5%, nhưng khó bảo quản và vận chuyển do yêu cầu nhiệt độ -70, vì thế chỉ đặt mua 10 triệu liều. Loại thuốc Oxford/AstraZeneca chỉ cần 5oC nên được đặt tới 54 triệu liều, hiệu quả 62% sẽ chích cho các đối tượng thứ ba trở đi.
Úc có thể còn tiếp tục đặt mua thêm 51 triệu liều Novavax, hoặc của các hãng bào chế khác. Cái khó là số lượng sản xuất không kịp với khả năng tiêu thụ.
Như vậy, số lượng thuốc được mua gấp nhiều lần dân số Úc. Sở dĩ phải nhiều như vậy vì các loại vaccine chỉ có giá trị khá ngắn 1-2 năm, cho nên tiêm hết lượt rồi lại chích đến vòng 2, vòng 3...là vừa.
Đáng chú ý Úc sẽ không mua thuốc của Nga và Tàu mặc dù các loại thuốc này cũng đã được chích ở Trung Đông, Nam Mỹ, Indonessia và Philippine.
Tại Anh, tốc độ chích là 67,000 mũi/ngày thì phải mất 3 năm mới xong. Còn ở Mỹ, với 350,000 người /ngày thì cũng phải đi qua gần hết nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Biden. Úc may mắn ít dân, tiêm độ 8,000/ngày thì nhanh cũng phải hết năm mới đạt “miễn dịch cộng đồng”, mức miễn nhiễm cho 80% dân số.
Về thủ tục, mỗi khi đi chích, bạn phải trả lời một bảng câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh lý, dị ứng và ký giấy đồng ý, mất khoảng 15 phút. Trước đây, chính phủ từng nói tiêm chủng là bắt buộc nhưng xem chừng khó vì nhiều người vẫn không chịu. Tiểu bang NSW đề ra sáng kiến phải chích thì mới được vào nhà hàng, quán rượu hay các điểm vui chơi công cộng?
Trong ảnh là tin mới nhận về ba bệnh nhân bí ẩn của Nhật Bản, theo đó một loại Covid mới mà không thể truy tìm nguồn gốc. Điều này gây lo lắng cho giới chuyên môn, không biết đến bao giờ mới thoát khỏi Cô Vy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét