Tuần lễ qua, thế giới đã chứng kiến sự hoảng loạn vì bệnh cúm Coronavirus khi bệnh dịch lan rộng ra ngoài Trung Quốc, phủ khắp năm châu với 60 nước có người được xác nhận dương tính. Các điểm nóng mới có số tử vong tăng nhanh là Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Pháp, và nay đã có bệnh nhân Mỹ đầu tiên qua đời.
Thực ra số lượng tử vong chưa lớn, nếu so với các nguyên nhân tử vong khác, nhưng điều đáng sợ là nó đã reo rắc nỗi sợ hãi khắp nơi. Một loạt sự kiện lớn bị hủy bỏ như Hội nghi thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, các Hội chợ lớn, các cuộc đấu thể thao. Ngay cả Giải bóng đá EURO 2020 và Olympic 2020 cũng đang đứng trước nguy cơ bị gác lại.
Điều đáng nói hơn cả là Coronavirus đã ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế thế giới. Sắc màu đỏ đã phủ trên thị trường chứng khoán ở khắp mọi nơi, dù đó là Trung Quốc, Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ.
Sử dụng một mô hình kinh tế thế giới, Giáo sư Warwick McKibbin, Thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) và một cộng sự của ông đánh giá tác động của COVID-19 vào tăng trưởng toàn cầu. Kịch bản xấu nhất nếu dịch bệnh lan rộng như cúm Tây Ban Nha 100 năm trước thì GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 5%, kịch bản nhẹ nhất GDP mất 0.8%. Còn kịch bản trung dung nằm ở giữa sẽ mất khoảng 2%.
Oxford Economics, một công ty tư vấn kinh tế, cũng ước lượng GDP thế giới sẽ mất 2%. Trong khi đó IMF vẫn khá lạc quan (hoặc chưa kịp cập nhật) cho rằng ảnh hưởng sẽ nhẹ, dưới 1%. Goldman Sachs có lẽ bi quan nhất, dự tính GDP sẽ mất khoảng 5%. Nếu tình hình không có những thông tin khả quan như tìm ra vacxin chữa trị hoặc số ca bệnh chững lại thì các dự đoán sẽ ngày càng bi quan hơn.
Giới finance thì khỏi nói, dù đa số báo chí chỉ quan tâm đến cổ phiếu bị bán tháo, việc VIX vượt ngưỡng 40 (tương đương với thời khủng hoảng nợ châu Âu) và bond yield giảm sâu mới phản ánh tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư.
Riêng đối với Kinh tế Trung Quốc, dự báo tăng trưởng GDP trong quý I/2020 chỉ có 2% (quy đổi theo cả năm). Điều này không khó hiểu vì hiện nay một loạt các nhà máy của nước này vẫn còn rơi vào tình trạng đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng. Trong trường hợp khả quan, bệnh dịch được dập tắt thì kinh tế sẽ dần hồi phục; ngược lại, tăng trưởng GDP cả năm 2020 có thể là con số âm. Đây là kịch bản có thể coi là một sự sụp đổ kinh tế đối với đất nước 1.4 tỉ dân.
Trong khủng hoảng, biện pháp xử lý thường là cắt lãi xuất và nới lỏng định lượng (QE) đối với tiền tệ. Đây cũng là điều không tránh khỏi, vấn đề các nước là sẽ áp dụng vào thời điểm nào và như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét