Cả thế giới điên rồi
Người nào cả gan bảo cả thế giới điên thì đó là một kẻ không phải dở hơi thì cũng cám hấp.
Nhưng mình chấp nhận như vậy để nói ra những bức bối trong lòng.
Một nửa dân số thế giới bị cách ly và phong tỏa. Cuộc sống hoàn toàn đảo lộn, tội nhất là trẻ con không được tham gia các hoạt động thể chất và bị thất học.
Con vẹt cũng nói được rằng mạng sống là quý giá và phải làm gì đó để giữ sự sống. Nhưng có thật là như vậy?
Một mạng người cũng quý huống chi là mấy chục ngàn người đã chết vì Cô Vy, nhưng hãy suy nghĩ bằng lý tính. Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên và ngày nào cũng có 150,000 người chết chứ không ít.
Hằng năm thế giới có 60 triệu người chết với các lý do như cúm thông thường, ung thư, sida, các bệnh khác... vì tai nạn giao thông, thiên tai, cháy hay lụt, đánh nhau và tất nhiên là do già.
Cần nhìn cuộc khủng hoảng hiện nay một cách toàn diện, bao gồm vấn đề sức khỏe, vấn đề kinh tế và xã hội (việc làm, giáo dục).
Chúng ta không thể bỏ rơi các bệnh nhân khác để cứu bệnh nhân Corona. Tương tự, không nên vì khía cạnh y tế mà hy sinh kinh tế.
Báo trong nước đã đưa tin hai trường hợp tự tử vì mất việc làm và nghèo khó. Nếu cứ lockdown thế này thì hậu quả đương nhiên sẽ là phá sản, thất nghiệp, trộm cắp, đĩ điếm.
Ông TGĐ WHO nói rằng phải tối thiểu 1 năm nữa mới có vaccine. Chỉ sợ đến lúc đó Corona lại mọc thêm chủng mới và có thể chẳng bao giờ có vaccine.
Một cách khác là miễn dịch cộng đồng, khi có số đông nhiễm bệnh thì sẽ tạo ra kháng thể tự nhiên. Như bà Merkel Thủ tướng Đức cho rằng có thể 40% dân số nước này sẽ dương tính.
Cùng một lúc 40% dân số thì sẽ quá tải y tế, nhưng nếu flatten the curve trong 2-3 năm, mỗi thời điểm chỉ có vài chục ngàn ca active thì lại là điều khả thi.
Khi số ca nhiễm tăng thì tỉ lệ tử vong giảm và nó sẽ ngang bằng với tỉ lệ cúm thông thường.
Cả hai cách nói trên đều khá lâu, trên bình diện toàn cầu, mặc dù cá biệt một số nước có thể xóa sổ nó sớm hơn.
Trên thực tế, hiện nay vẫn có vài nước chưa nhiễm ca nào hoặc nhiễm rất ít. Đó là các nước Châu Phi và cả các nước có chung biên giới với Trung Quốc như Lào, Mianma, Bangladesh, Nepal, Bhutan, các nước trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Dù ít ca, cuộc sống của các nước này vẫn không thể coi là bình thường. Vì thế, nếu một số nước hạ giảm số lượng nhiễm bệnh hoặc xóa hẳn nhưng thế giới vẫn còn thì họ vẫn phải tiếp tục cách li.
Còn một cách nhanh gọn nhất. Chính truyền thông, bao gồm truyền thông truyền thống và mạng xã hội đã bơm lên nỗi sợ Corona thì chính nó có thể chọc cho quả bóng xì hơi.
Cái vòng tròn thế này: chính quyền bị dân chúng ép làm mạnh tay để phong tỏa virus, dân thì do truyền thông bơm, vậy ai là kẻ đứng đằng sau truyền thông?
Hạ hồi sẽ biết kẻ đó, nhiều khả năng là những kẻ trục lợi để đề cao AI, big data, 5G... Khi chúng ăn đủ thì một ngày đẹp trời, có thể ngày mai hoặc tuần sau, sẽ giật dây cho media rằng Corona chẳng có đáng sợ, mọi người cần trở về cuộc sống bình thường. Thế là xong!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét