Theo đó, dịch cúm Vũ Hán đã tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế - xã hội; các cơ quan báo chí trong cả nước gặp nhiều khó khăn; nhiều Tòa soan doanh thu phát hành, quảng cáo sụt giảm từ 40 - 50%.
Bên cạnh đó, chi phí cho lực lượng phóng viên tác nghiệp trong khu vực có dịch tăng cao đột biến, ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và đời sống của người làm báo.
Trên thực tế, hàng trăm tờ báo giấy Việt Nam đã sống trong tình trạng “ngoắc ngoải” từ nhiều năm qua, và khi Đại dịch ùa đến, một số tờ báo đã buộc phải khai tử. Ngày 30/3, báo Vietnam News thông báo sẽ tạm dừng xuất bản, cùng ngày, Báo Phụ nữ Thủ đô thông báo tạm dừng xuất bản hai ấn phẩm báo giấy là tuần báo Báo Phụ nữ Thủ đô và Đặc san Đời sống - Gia đình cũng vì lý do dịch bệnh.
Tiếp theo, ngày 31/3, Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo và được Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh cho phép tạm dừng xuất bản báo in Quảng Ninh hằng ngày.
Ông Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, nhận định rằng đại dịch Covid-19 là đòn chí tử vào các tờ báo vốn đang chật vật. Ông nói: "Cấm tụ tập nơi đông người, hạn chế ra ngoài đường và việc cách ly xã hội hai tuần chắc chắn gây khó khăn cho việc bán báo". "Các tờ báo có sự bảo trợ của nhà nước như Nhân dân, Quân đội nhân dân thì tình hình không đáng lo ngại. Nhưng những tờ báo tự phát hành chắc chắn sẽ trắc trở hơn nhiều. Trong khi đó, nhà nước không có khả năng để bảo trợ cho các tờ báo khác. Những tờ báo không còn khả năng in và phát hành có lãi thì tôi nghĩ họ sẽ tự đóng cửa và một số nhân viên phải tìm việc khác". Ông Khế chia sẻ thêm. Ngoài ra là việc những tập đoàn lớn đăng quảng cáo rất nhiều nên trên thực tế đã thao túng các báo, họ không được phép đăng các thông tin bất lợi và tiêu cực về những tập đoàn ấy", Khó khăn lớn nhất của báo in là vấn đề về khách hàng quảng cáo. Nguồn thu quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng do các khách hàng cũng đang khó khăn. Đây cũng là khó khăn chung không riêng ở Việt Nam mà còn thấy ở Úc. Từ hôm nay, 60 tờ báo in của Úc cũng đồng loạt đình bản. Vào thời kỳ hoàng kim, một số tờ báo Úc từng làm mưa làm gió trên thị trường thông tin với số lượng phát hành lên đến 1-2 triệu bản/ngày, trong khi dân số Úc chưa đầy 20 triệu vào hồi đó. Đến khi bị cạnh tranh bởi báo mạng, báo chí Úc đã có bước chuyển mình ngoạn mục để từ báo bán sang báo miễn phí. Đến nay, hầu hết các tờ báo Úc là báo phát miễn phí và được “địa phương hóa” theo từng địa bàn nhỏ; trong khi các tờ báo toàn quốc hoặc toàn tiểu bang bị thu hẹp và đi sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành. Báo giấy bị mất người đọc trước hết là vì sự phát triển của mạng xã hội. Mạng xã hội không chỉ nhanh nhạy, kip thời mà còn là một diễn đàn đa nguyên, đa ngôn ngữ, rất thân thiện với người đọc. Tuy nhiên, báo mạng cũng có vấn đề của nó, nếu mô hình kinh doanh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu quảng cáo. Để được phát tán và có lượng độc giả (views) như yêu cầu của thân chủ quảng cáo, báo mạng phải tuân theo các thuật toán, gọt dũa từ ngữ để “tag” theo cách tính GA và mỗi khi GA này thay đổi thì các báo lại phải tìm cách cuốn theo. Để giải quyết tình trạng này, các tòa soạn cần xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên việc đọc trực tuyến trả tiền (subcription). Các tờ báo lớn trên thế giới, như New York Times, Financial Times, Wall Street Journal… có mô hình tính tiền người đọc trực tuyến rất thành công. Chẳng hạn với Financial Times, thì CEO John Riddingddax nói với với tạp chí Fast Company rằng quảng cáo chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu của tờ báo. Trước làn sóng khai tử của báo giấy, một số tờ báo tiếng Việt tại Úc như Việt Luận, Dân Việt, Văn nghệ cũng đành phải tạm biệt cuộc chơi. Các tờ báo giấy của Úc thì nay đã chuyển hướng sang báo mạng, với việc khuyến mại 4 tuần đọc miễn phí. Tuy nhiên, với độc giả người Việt, đọc báo mạng không trả tiền đã trở thành thói quen không dễ thay đổi. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét