Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Điều khó tránh khỏi của hậu đại dịch cúm China

Sau đại dịch cúm China, chúng ta sẽ sống trong một thế giới hoàn toàn khác, không bao giờ như trước. Nhưng có lẽ quá sớm để dự đoán về những hệ lụy cho hậu đại dịch, ngoại trừ một điều...
Học thuyết Malthus đã từng cho rằng, với việc phát triển và gia tăng dân số của con người sẽ tất yếu dẫn đến chiến tranh và dịch bệnh để đạt được sự tái cân bằng.
Trong hàng thế kỷ, học thuyết đã bị phản bác gay gắt, tuy nhiên, khi loài người đang hứng chịu một trong những dịch bệnh nặng nề nhất trong lịch sử thì bỗng dưng một số luận điểm của nó lại trở nên có sự trùng hợp là lùng với những gì đang diễn ra.
Bước  sang thế kỷ 21, không hẹn mà gặp, hàng loạt các dịch bệnh nối đuôi nhau ập đến: SARS, H1N1, MERS, Ebola và nay là Coronavirus chỉ trong chưa đầy 20 năm!.
Phải chăng chính sự chạy đua kinh tế, chạy đua phát triển đã dẫn đến việc môi trường bị hủy hoạt không thương tiếc. Ngay tại Úc, một cuộc gia được mệnh danh là “may mắn” thì mấy năm nay đã hứng chịu đủ thứ chuyện ngày càng khốc liệt: hạn hán, cháy rừng và lụt.
Lùi lại một chút, trong thế kỷ 20, đó là hai dịch bệnh khủng khiếp, đầu thế kỷ là cúm Tây Ban Nha và cuối thế kỳ là bệnh SIDA.
Cúm Tây Ban Nha xẩy ra vào năm cuối của Đại chiến I, chính vì việc di chuyển của binh lính đã làm dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Người ta rằng, cúm Tây Ban Nha làm chết hoảng 50 triệu người.
Còn căn bệnh Sida xuất hiện đầu tiên vào năm 1981, đến nay đã 39 năm mà vẫn chưa hề có vaccine phòng bệnh. Đến đầu thập niên 90, Sida bùng phát ở châu Phi, nhưng thật ra đến lúc này bệnh không còn quá đáng sợ vìcon người đã bắtt đầu tìm ra được phương  pháp trị liệu, chỉ tội chi phí quá cao. Rất may, nhờ sự hào phóng của Mỹ, đã cho 90 tỉ USD nên dịch bệnh về cơ bản đã được dập tắt.
Đại dịch được con là lớn nhất thời trung cổ là dịch hạch vào thế kỷ 14, được cho là làm chết 200 triệu người, lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh cộng lại, bằng khoảng 1/3 dân số lục địa Á Âu thời đó. Lúc này Colombo chưa tìm ra châu Mỹ ở Tây bán cầu nên dịch hạch chỉ lan sang đến Châu Phi rồi thôi.
Bệnh dịch cũng phát xuất từ Trung Quốc, lúc đó đặt dưới sự cai trị của nhà Nguyên, từ tỉnh Hà Bắc (không phải Hồ Bắc như Coronavirus). Trước khi xảy ra đại dịch, dân số Trung Quốc vào khoảng 124 triệu, còn đến năm 1393 thì dân số chỉ còn 65 triệu mà thôi.
Theo “con đường tơ lụa”, dịch hạch lan sang châu Âu, gây ra cảnh chết chóc kinh hoàng mà lịch sử gọi là “cái chết đen”. Dịch hạch cũng được coi là một trong nhưng nguyên nhân làm tan vỡ đế quốc Mông Cổ, cũng như người Trung Quốc đã dành được độc lập, mở ra triều đại nhà Minh.
Tuy nhiên, một thuyết âm mưu đã nổi lên, cho rằng người Do Thái chính là thủ phạm phát tán bệnh dịch hạch, họ đã  đổ thuốc độc vào các giếng với mưu đồ kiểm soát thế giới. Từ đó, chủ nghĩa bài Do Thái ra đời và người dân tộc này đã bị giết hại và truy lùng, phải chạy trốn khắp nơi trong nhiều thế kỳ.
Trở lại với dịch cúm China, chính quyền Mỹ được coi là đang thu thập hồ sơ tài liệu làm bằng chứng trong việc kết án người Tàu đã che dấu thông tin, thiếu minh bạch, điều đã làm dịch bệnh bùng khắp ra các nước.
Chưa biết khi nào cúm Chia sẽ kết thúc, cho dù vài tháng cho đến vài năm, thì hậu quả của nó cũng  vô cùng nặng nề. Ông Trump đã nói, e rằng số người tự tự vì trầm cảnh còn lớn hơn người chết bệnh.
Trong khi các nước Âu Mỹ đang đau đớn hứng chịu cơn bão virus tàn phá sức khỏe con người và nền kinh tế thì dường như Trung Quốc đã “ngạo nghễ” bước ra khỏi cao trào của dịch bệnh. Nhưng không hề đơn giản khi một lần nữa họ lại dùng chiêu bài “toàn cầu hóa” để thâm nhập vào thị trường thế giới.
Điều có thể thấy trước là sau khi dịch bệnh đi qua, những nạn nhân của dịch cúm China sẽ không để yên cho những kẻ đã gây ra thảm họa cho họ. Giống như làn sóng bài Do Thái trước đây, một làn sóng bài Hoa sẽ phải có, vấn đề là mức độ ảnh hưởng của nó ra sao. Và ai sẽ là người lĩnh xướng cho một chiến dịch trừng phạt Trung Quốc trên tầm vóc toàn cầu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét