Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison thông báo về những việc nên làm của du học sinh và những người sở hữu visa tạm trú rằng nếu du học sinh cảm thấy rằng không đủ khả năng sinh sống tại Úc thì nên ”go home” và cả những người đang du lịch ở Úc cũng vậy, đây không phải thời gian thích hợp để du lịch.
Lời phát biểu đã dấy lên dư luận xôn xao trong cộng động du học sinh Việt Nam, hiện đã lên đến 25,000 mà đa số ý kiến cho rằng đối mặt với việc về nước thì quả là “sự thật phũ phàng”. Những du học sinh là những người khá gian truân vừa học vừa làm, nộp học phí đồng thời đóng góp thuế má cho chính quyền.
Đến sáng hôm nay, ngày 4 tháng 4 năm 2020, Quyền Bộ Trưởng Di Trú, ông Alan Tudge (người tạm thay ông Peter Dutton đang điều trị bệnh cúm Corona) đã ra thông cáo báo chí và giải thích khá chi tiết về tình trạng của những người đang sống tạm trú tại Úc.
Ngoài ra là nhiều công dân New Zealand theo thỏa thuận đặc biệt giữa hai nước, một số người tạm trú với mục đích chờ visa định cư (PR), và có thể hiểu một số lượng nào đó người sống bất hợp pháp.
Từ trước giờ, bất cứ ai sở hữu visa tạm trú đều phải có sự cam kết rằng họ sẽ đủ khả năng để trang trải trong vòng 1 năm đầu tiên tại Úc, trong đó có visa học sinh.
Những người giữ thị thực làm việc và học tập được quyền làm việc và phải nộp thuế cho chính phủ, đổi lại họ được hưởng các dịch vụ và phúc lợi công cộng. Ví dụ giao thông công cộng là lĩnh vực được chính phủ bù lỗ nên giá vé tàu xe mới thấp hơn giá thành.
Trên thực tế, do quy định thời gian làm chỉ có 40 giờ mỗi hai tuần và kinh nghiệm còn hạn chế nên thu nhập của du học sinh không cao, do đó các em thường được hoàn trả phần lớn hoặc toàn bộ thuế thu nhập vào cuối năm tài chính.
Những người giữ visa tạm trú còn được rút tiền từ quỹ hưu trí khi họ rời khỏi Úc, tuy nhiên vào thời gian Đại dịch, Chính phủ Úc cho phép rút quỹ luôn, giống như công dân Úc, với mức không quá 10,000 AUD/năm.
Như vậy, về khía cạnh tài chính, du học sinh có thể thấy sự chính sách sòng phẳng và thỏa đáng của Chính phủ Úc.
Hiện tại có 2.17 triệu người đang sống tại Úc theo dạng visa tạm trú, bao gồm các mục đích làm việc, học tập và du lịch.
Về vấn đề học phí mà du học sinh nộp trực tiếp cho các trường theo học, Chính phủ đã có văn bản gửi các trường xem xét giảm cũng như khuyến khích các quỹ hỗ trợ cho sinh viên ngoại quốc. Trước khi có văn bản, một số trường đã có động thái giảm học phí đối với học sinh nước ngoài.
Mọi người đều biết dịch cúm Corona đã trở thành đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp, không chỉ là vấn đề y tế mà nó áp lực lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Lĩnh vực giáo dục quốc tế với 565,000 du học sinh đã mang lại doanh số lên đến 34 tỉ Úc kim, tuy nhiên các gói cứu trợ cho đại dịch lên đến hằng trăm tỉ AUD. Điều Chính phủ Úc lo ngại là khi tính hình xấu đi thì hệ thống y tế bị quá tải, ngoài ra là các vấn đề xã hội xảy ra do hậu quả của thất nghiệp và tội phạm.
Nếu nghe lại lời phát biểu của Thủ tướng Úc Morrison thì có thể thấy đối tượng mà ông bảo “về quê” là những du học sinh mới, dưới 12 tháng, đồng thời không cáng đáng được vấn đề tài chính.
Được biết, một số du học sinh đã liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam đóng tại Úc thì được trả lời rằng, vấn đề phải chờ chủ trương mới. Từ mấy tuần nay không có chuyến bay quốc tế về Việt Nam, mặc dù các chuyến bay rời Úc thì vẫn còn.
Như vậy, những trường hợp du học sinh người Việt rơi vào hoàn cảnh phải về thì cũng không thể thực hiện, ngọai trừ “chèo thuyền” qua đường biển!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét