Trong lịch trình chuyến Âu du dự Hội
nghị G7, Tổng thống Mỹ dự tính thăm Đan Mạch nhưng đã hủy bỏ chuyến đi
sau khi Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen gọi đề xuất mua Băng Đảo,
tức Greensland là “phi lý”. Ông Trump phản ứng rằng, nếu không muốn bán
thì cứ nói “No”, chứ không cần phải bảo là “phi lý”.
Trong
quá khứ, Mỹ đã từng mua bán đảo Alaska của Nga, vùng đất nay đã trở
thành một tiểu bang của Hoa Kỳ. Nếu có thêm Greensland nữa, Mỹ sẽ trở
thành một cường quốc bao trùm cả vùng Bắc Cực. Trong tương lai gần, biển
Bắc Băng dương sẽ tan chảy thì khu vực này trở thành một luồng hàng hải
quan trọng của thế giới. Bên cạnh đó, trong lòng mảnh đất rộng đến 2.2
triệu km2 chắc chắn còn ẩn chứa nhiều tài nguyên khoáng sản quý giá.
Hiện nay, hòn đảo quanh năm có tuyết bao
phủ này đang nằm trong lãnh thổ Đan Mạch với tư cách một tỉnh tự trị.
Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy thì chưa có một cơ sở kinh
tế nào có thể phát triển được, vì thế 57,000 dân sống trên đảo hầu như
phải sống nhờ vào trợ cấp chính phủ. Hằng năm, Đan Mạch chi khoảng 4.5
tỉ Kroner, tức 670 triệu USD, chiếm khoảng một nửa ngân sách để “nuôi”
mảnh đất rộng người thưa này.
Đan
Mạch chỉ là một nước nhỏ, với dân số chỉ có 5.5 triệu người thì số tiền
trên quả là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế và người dân. Nhưng
với Mỹ thì khác, họ hoàn toàn có đủ các phương tiện về công nghệ và tài
chính để phát triển hòn đảo. Về con người, giả sử Mỹ đưa 11 triệu di dân
bất hợp pháp sang đây thì sẽ làm dân số của đảo tăng lên gần 200 lần!
Năm
ngoái, ông Trump đã từng nói muốn đổi Puerto Rico để lấy Greensland
chứng tỏ ông đã “quan tâm” đến hòn đảo này từ lâu chứ không phải một ý
nghĩ bộc phát.
Donald Trump xuất
thân từ ngành địa ốc và nhờ vào việc kinh doanh thành công để trở thành
một tỉ phú. Những người có đầu óc như vậy, họ “đánh hơi” rất giỏi về khả
năng sinh lời của những mảnh đất. Ông thú nhận: “căn bản, đây là một
thương vụ mua bán bất động sản lớn”.
Theo
Hiến pháp Đan Mạch, Thủ tướng Đan Mạch hay Nữ hoàng cũng không có quyền
mua hay bán Băng Đảo vì đây là một tỉnh có quy chế tự trị. Để hòn đảo
thay đổi về chủ quyền thì cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý người dân
sống trên đảo. Tuy nhiên, để làm sao có một cuộc trưng cầu như vậy thì
lại thuộc về thẩm quyền của Thủ tướng và Chính phủ.
Cô
Mette Frederiksen, 41 tuổi, hiện sống độc thân sau khi ly dị chồng có
thể không đồng ý nhượng lại Băng Đảo. Nhưng nếu Thủ tướng kế tiếp của
Đan Mạch lại muốn như vậy thì điều gì cũng có thể xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét