Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Những tiểu quốc ly khai trong lòng lục địa Úc châu


Tuần qua, Murrumu Walubara, người đứng đầu lãnh thổ Yidinji đã xúc tiến cuộc vận động yêu cầu Chính phủ Úc ký vào một Hiệp định trao quyền tự trị cho vùng lãnh thổ của ông. Yidinji là tên một bộ lạc thổ dân, cũng được đặt một vùng lãnh thổ ngoài khơi, cách bờ biển phía Tây Bắc Úc châu 56 km.
Các nhà lãnh đạo “quốc gia” gần 100 dân cho rằng việc Úc ký vào Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người Thổ dân nghĩa là Chính phủ cho phép trao quyền cho người bản địa.
Walubara năm nay 45 tuổi, có vợ và con trai 11 tuổi, sinh ra ở Cains, thuộc tiểu bang Queensland. Thật ra, Walubara là người lai giữa một phụ nữ thổ dân với một người đàn ông Nam tư cũ, với cái tên Jeremy Geia. Walubara tự nhận là một người cộng sản và đã từng đi thăm Cuba.
Năm 2014, Walubara tuyên bố chủ quyền với Yidinji, không thừa nhận Hiến pháp Úc, ông đã trả lại hộ chiếu, bằng lái xe và tự hủy thẻ ngân hàng. Sau đó, năm 2015, ông đã bị cảnh sát bắt giữ vì lái xe có biển số do Yidinji phát hành. Xuất thân từ nghề nhà báo, Walubara tự tin với ý tưởng điên rồ của mình và cho rằng nó sẽ trở thành sự thật khi ông còn sống.
Cách đay chưa lâu, ngày 14/2/2019, “Thượng hoàng” Leonard Casley, 93 tuổi đã “băng hà” tại tiểu quốc Hutt River của ông nằm ở Tây Úc. Do rắc rối về vấn đề thuế má với Chính phủ, “Thượng hoàng” đã truyền ngôi cho con trai là “hoàng thân Graeme” hai năm trước.
Ngoài ra, ông Wayne Kenneth Glew, cũng ở Tây Úc đã tự tuyên bố mình là công dân tự quyền và không chịu thừa nhận hệ thống pháp luật hiện hành. Năm 2018, anh công dân đặc biệt này đã phải ra tòa, bị cưỡng chế nhà để trả cho các khoản phí và thuế còn nợ.
Khái niệm “công dân tự quyền” này không chỉ riêng nước Úc mà còn là một “bệnh dịch” ở một số nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét