Hôm qua, tụi mình và hai cháu đi thăm
một người bạn bị ốm. Khi về, bà xã mình trách con gái: “Các con lớn rồi
mà sao không biết hỏi thăm cô một chút. Nếu không nói được tiếng Việt
thì nói tiếng Anh cũng không sao”. Mình không muốn mẹ con “mất đoàn kết”
nên bảo, thôi để con học dần. Mà thật ra, để làm sao có thể cảm nhận và
thông cảm với nỗi đau của người khác thì đó không chỉ trẻ con, người
lớn cũng phải học.
Có người cho
rằng, nói năng bộ trực, thẳng thắn mới là “sống thật”. Tất nhiên, trung
thực là một đức tính, nhưng lại cần cẩn thận vì trong nhiều trường hợp
“sự thật” là rất dễ gây mất lòng.
Thuở
xưa, cuộc sống khó khăn, con người ta cần phải luôn ở “tư thế chiến
đấu” để tranh giành, nếu không sẽ không có miếng ăn. Các bậc cha mẹ cũng
không muốn con cái mình hiền lành, vì như thế sẽ bị bắt nạt. Trong xã
hội văn minh, của cải thừa thãi, mọi người cứ từ từ thì cũng sẽ đến
lượt, con người có thể nhường nhịn và bao bọc lẫn nhau.
Cuộc
đấu tranh giữa người với người chưa bao giờ chấm dứt. Nhưng sự canh
tranh bây giờ không phải để sinh tồn như trước mà là những mục tiêu cao
đẹp hơn, để xóa bỏ đàn áp, vì tự do và công bằng. Thói quen thô lỗ, đanh
đá không thể phát huy hiệu quả như mong muốn, trái lại sẽ làm tổn hại
hình ảnh “chủ nhân” của nó.
Khi bạn
yêu thương mọi người mà bạn vẫn bộc lộ nhưng phát ngôn cục cằn, làm
chói tai người nghe thì đó không thể là “sống thật”. Sự thật là vợ con
bạn, chồng con bạn và kể cả những người xa lạ xứng đáng được nghe những
lời nói ngọt ngào, có tình người.
Bạn yêu người ta nhưng làm sao để thể
hiện được tình yêu đó không hề dễ. Ví dụ, bạn thăm người ốm thì không
cần thiết gợi lại những đau khổ khi cứ hỏi quá chi tiết chuyện bệnh tật.
Và cũng thật khiếm nhã khi nói, tôi muốn đến thăm bạn nhưng tôi quên
đường đến nhà bạn. Vì thế muốn yêu người, cũng cần có trí nhớ tốt để
tránh hỏi những điều không cần thiết.
Xa
hơn, để cảm thông, hiểu được nỗi đau của người khác thì cần có một trái
tim nhân hậu, không có cách nào khác. “Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ
túi” mà vẫn thơn thớt nói cười, giảng dạy đạo đức thì đó là loại người
độc ác, sớm muộn cũng bị lột mặt nạ.
Gieo
hành vi sẽ gặt thói quen. Bạn cần có lựa chọn đúng đắn giữa tham lam,
điều rất dễ nảy sinh sự phản nhân tính với cuộc sống lương thiện, lành
mạnh, thì sẽ cho phép bạn yêu thương và tình nghĩa với mọi người, đó mới
là sống thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét