Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Vì sao “điểm nóng” Iran đã nhanh chóng hạ hỏa

Việc Iran bắn “chỉ thiên” vào hai căn cứ của Mỹ tại Iraq mà không gây thương vong đã đạt được đồng thời hai mục đích, vừa là một cách trả thù cho tướng  Qasem Soleimani  đồng thời không để Mỹ đánh trả.
Một chuyện cũ kể rằng, khi chỉ huy ra lệnh “xung phong” thì các chiến sĩ Ả Rập đã “anh dũng” chĩa súng lên Trời bắn rất hăng. Tất nhiên đây là câu chuyện từ trong “nội bộ” chứ người ngoài biết sao được. Kết quả, trong cả bốn cuộc chiến từ năm 1949 đến 1973 của Liên quân các nước Ả Rập với Israel, phía Ả Rập đều “thua”, bị chiếm mất nhiều đất.
Năm 1979, Ai Cập, nước hùng mạnh nhất trong liên minh Ả Rập đã ký Hiệp ước hòa bình với Do Thái để lấy lại bán đảo Sinai. Riêng cao nguyên Golan, Israel vẫn còn giữ của Syria vì không muốn trao trả lại cho chế độ của cha con Assat.
Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai vào năm 2003, đội quân gần một triệu người của Hussain gần như nằm yên, chỉ đánh trả một cách yếu ớt khi quân đội Liên quân do Mỹ đứng đầu tiến vào lãnh thổ Iraq. Đó là nguyên ngân có thể hiểu được, thời gian quân đội Mỹ tham chiếm tại Iraq lâu hơn thời gian ở Việt Nam nhưng tổn thất nhân mạng lại ít hơn nhiều. Tại Việt Nam, khoảng 58,000 lính Mỹ tử trận so với 4,500 ở Iraq.
Mạng sống con người có phải là cái đáng quý nhất đối với người Mỹ. Năm 2020, ngân sách dành cho quân sự của Mỹ lên đến 730 tỉ USD, gấp nhiều lần so với các cường quốc khác. Một trong những mục tiêu chính để Mỹ chi nhiều tiền là làm sao thương vong cho lính Mỹ giảm thiểu tối đa.
Trong năm 2019, Iran đã có nhiều động thái như bắn rơi máy bay không người lái, bắn giữ tàu thuyền nhưng phía Mỹ đều “nhịn”, lý do chính vì chưa có thương vong. Chính vì thế, Iran cũng hiểu rằng, vụ bắn tên lửa ngày 8/1 vừa qua sẽ không dẫn đến hành động trả đũa nào nếu không có thương vong.
Đối với Mỹ, điều quan trọng là vụ tấn công của Iran không gây thương vong nào đối với quân đội Mỹ cũng như Iraq. Do đó, Tổng thống Trump có thể không cảm thấy bị áp lực phải trả đũa. Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cũng cho biết ông đã được thông báo trước về các cuộc tấn công và chuyển lời cảnh báo đó đến lực lượng quân đội đồn trú tại căn cứ.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Ý muốn không gây thương vong khá rõ nhưng một điều đáng tiếc đã vẫn xảy ra
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Ottawa ngày 9/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết nhiều nguồn tin tình báo của nước này và các đồng minh cho thấy, tên lửa đất đối không của Iran đã bắn hạ chiếc máy bay Boeing 737 mang số hiệu 752 của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) hôm 8/1.
Thủ tướng Trudeau nhận định hành động của Iran rất có thể là “không cố ý", song thông tin này dường như khiến cuộc điều tra vụ việc phải được tiến hành kỹ lưỡng hơn.
Chiếc máy bay của UIA bị rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Imam Khomeini ở thủ đô Tehran của Iran, khiến 176 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 63 người là công dân Canada. Mặc dù đây là máy bay của hãng hàng không Ukraine nhưng chỉ có 11 hành khách nước này, đông nhất là người Iran và trong số những người có quốc tịch phương Tây như Canada, Thụy Điển, Anh, Đức thì cũng là phần lớn là người gốc Iran.
Đồng quan điểm với ông Trudeau, Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng ngày cũng cho rằng đã có hàng loạt bằng chứng cho thấy chiếc máy bay của UIA có thể đã bị một quả tên lửa đất đối không bắn hạ.
Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 9/1, Thủ tướng Johnson đã lên tiếng yêu cầu mở một cuộc điều tra minh bạch về vụ rơi máy bay của Ukraine tại Iran.
Trong khi đó, Tổng thống Zelenskiy đã điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani để thảo luận về hoạt động điều tra đối với vụ tai nạn máy bay hôm 8/1. Tin mới nhất cho hay, phía Iran đã bất ngờ mời Ủy ban an toàn quốc gia Mỹ (NTSB) tham gia điều tra về vụ rơi máy bay và phía Mỹ đã đồng ý.
Tại nạn thương vong ngoài ý muốn này dường như lại trở thành một lý do bất ngờ cho hai bên tránh để xảy ra những cái chết khác.
Washington hoàn toàn có khả năng thực hiện một cuộc tấn công phá hủy nhằm vào Iran nhưng cái giá phải trả là quá cao và cả hai bên đều đủ tỉnh táo và khôn ngoan để nó không xảy ra.
Trong bài phát biểu chính thức hôm 8-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện mong muốn giảm leo thang khủng hoảng với Iran. Cụ thể, ông Trump không nêu ra bất cứ lời đe dọa nào về hành động quân sự chống Iran mà chỉ nói sẽ trừng phạt kinh tế đối với Tehran.
Trước đó cùng ngày, Tehran cũng tuyên bố nước này “đã tiến hành và hoàn tất” các hành động đáp trả tương xứng nhằm vào Mỹ, đồng thời khẳng định nước Cộng hòa Hồi giáo này không tìm cách leo thang căng thẳng hay chiến tranh, song sẽ luôn tự vệ trước mọi hành động gây hấn.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 8-1 cho biết nhận được tin tình báo Iran đã yêu cầu nhóm vũ trang ủy nhiệm ngừng tấn công những mục tiêu hoặc thường dân Mỹ trong khu vực. Ông khẳng định hoan nghênh động thái của Tehran và hy vọng sẽ có thêm nhiều cử chỉ hòa bình trong tương lai.
“Iran có thể trở thành một đất nước tuyệt vời. Hòa bình và ổn định là hai thứ không một thế lực nào có thể ngăn cản được ở Trung Đông.” - ông Trump khẳng định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét