Bệnh dịch Corona đã có số bệnh nhân vượt hơn cả SARS trước đây, lây lan ra khắp thế giới, kể cả những vùng xa xôi ở Âu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc. Nhưng kỳ lạ thay, ngay tại nước láng giềng chung biên giới với "ổ bệnh" là Triều Tiên thì lại chưa hề có một trường hợp nào được ghi nhận.
Sở dĩ có điều kỳ diệu này nhờ vào việc Triều Tiên đã đóng cửa biên giới từ rất sớm và không chỉ cấm khách du lịch Trung Quốc, lệnh phong tỏa "triệt để" còn ảnh hưởng đến đến du khách nước ngoài nói chung. Khi những tin tức về Corona vi rút mới được tung ra, với 9 người qua đời, thay vì 132 người như hiện nay thì ngày 22/1, Triều Tiên đã ngay lập tức ra lệnh cấm khách du lịch.
Trong bối cảnh Triều tiên đang bị cấm vận kinh tế thương mại, hàng hóa không được phép xuất khẩu ra nước ngoài thì "xuất khẩu tại chỗ" tức du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu.
Cũng nên nhắc lại, khi Trung Quốc, dưới sức ép của Chính quyền Trump, đã buộc tuân thủ khá đầy đủ lệnh cấm vận của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên thì mối quan hệ anh em giữa hai nước đã xấu đi rõ rệt. Thậm chí, Kim Jong Un đã từng tức giận và nói Trung Quốc là "kẻ phản bội".
Tuy nhiên, nền kinh tế Triều Tiên chưa sụp đổ, một phần nhờ vào nguồn thu du lịch được đẩy mạnh và tăng cường vì đây là lĩnh vực không hề bị chế tài trừng phạt.
Trong thành phần khách du lịch thì khách đến từ Trung Quốc chiếm đại đa số. Trong năm 2019, khách Trung quốc đến Triều tiên là 350,000 người, mang lại nguồn thu 175 triệu USD cho Bình Nhưỡng.
Theo ông Andray Abrahamian, chuyên gia về Triều Tiên của ĐH George Mason, Hàn Quốc, "Bắc Hàn là nước sẵn sàng bế quan tỏa cảng hơn bất kỳ quốc gia nào".
Vào thời gian dịch bệnh SARS, Triều Tiên cũng là nước hạn chế du khách gắt gao. Đến năm 2014, dịch bệnh Ebola bùng phát, nước này lại đóng cửa biên giới trong 4 tháng.
Với việc cấm biên giới và khách du lịch lần này, không rõ nền kinh tế yếu đuối của Triều Tiên sẽ chịu đựng được bao lâu và họ Kim sẽ có cách gì khác để tìm ra lối thoát?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét