Đất hiếm (rare earth) là tập hợp của mười bẩy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn Mendeleev được dùng như một nguyên liệu quan trọng cho sản xuất kỹ nghệ, đặc biệt là hàng điện tử và cơ khí.
Với thị phần có lúc lên đến 96% vào năm 2009, Trung Quốc được coi là thống trị mặt hàng đất hiểm trên thế giới. Năm 2010, khi Nhật Bản bắt một tàu cá xâm phạm chủ quyền, Trung Quốc đã trừng phạt bằng cách cấm vận đất hiếm sang Nhật. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ hiện nay, đất hiếm đang trở thành một “vũ khí” lợi hại của Trung Quốc.
Khi đất hiếm được đưa vào sử dụng bắt đầu từ thập niên 1960x, Mỹ mới là nước độc quyền về mặt hàng này cho đến khi Trung Quốc nhẩy vào thị trường và giữa thập niên 1980x. Tuy nhiên, do có lợi thế về nhân công giá rẻ và nhưng quy định dễ dãi về môi trường, đất hiếm Trung Quốc đã từng bước chiếm lĩnh thị phần.
Mỏ Moutain Pass tại California được phát hiện vào năm 1949, từng là nơi sản xuất toàn bộ mặt hàng đất hiếm của thế giới đã đóng cửa vào năm 2002. Hoạt động khai thác đất hiếm không khó nhưng quá trình xử lý, làm tinh khiết là không đơn giản, gây tác hại đến môi sinh, kể cả ô nhiễm phóng xạ và vấn đề giá thành đã là nhưng lý do chính của việc dừng sản xuất.
Tuy nhiên, đất hiếm không chỉ có ở Mỹ hay Trung Quốc mà một số nước châu Phí, đặc biệt Úc cũng là nơi có trữ lượng lớn. Nhà máy Vật liệu tiên tiến (Lynas Advance Materials Plant) được thành lập vào năm 1983, đã và đang khai thác quặng đất hiếm tại Moutain Weid, thuộc Tây Úc và tinh chế tại Malaysia.
Mỏ đất hiếm ở Tây Úc
Khi Nhật bị bắt chẹt về đất hiếm thì chính Lynas đã giúp cho nước này thoát khỏi cơn khốn khó. Bên cạnh đó, một số hãng sản xuất của Nhật cũng cải tiến công nghệ để không phi phụ thuộc như hãng Honda đã có thể loại ỏ đất hiếm ra khỏi quy trình sản xuất.
Hiện nay, thị phần đất hiếm của Trung Quốc vẫn chiếm 85%, 15 còn lại thuộc về công ty Úc Lynas. Với sự đe dọa cắt giảm hoặc tăng giá của Trung Quốc, Mỹ và Nhật đang hợp tác với Úc trong việc mở rộng sản xuất mặt hàng này.
Tháng 5/2019, Lynas đã hợp tác với công ty Mỹ Blue Line trong việc xây dựng nhà máy tại Texas. Không giống nhà máy ở Malaysia, nhà máy ở Texas sẽ có khả năng phân tách được dysprosium, một nguyên tố thiết yếu cho pin của các thiết bị điện. Dự kiến, Nhà máy ở Texas sẽ đi vào sản xuất đại trà từ năm 2021 và lúc đó sẽ thay đổi “bản đồ” mặt hàng đất hiếm trên thế giới.
Trung Quốc đã từng tìm cách mua lại phần hùn của Công ty Lynas nhưng điều này đã bị Chính phủ Úc phủ quyết. Bên cạnh đó, Úc còn dự kiến khai thác một mở đất hiếm khác ở Bắc Úc và có thể đưa sang Trung Quốc để chế biến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét