Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Một vụ án lịch sử có nhiều uẩn khúc

Trong lịch sử Việt Nam và thế giới, có những cái chết và nhưng vụ án để lại vô số những câu hỏi không bao giờ có lời giải đáp. Một trong những nghi án lớn nhất trong lịch sử, xảy ra vào năm 1825, năm Minh Mạng thứ sáu. Theo đó, hoàng phi Tống Thị Quyên vợ góa của Thái tử Cảnh bị quy kết có hoang thai loạn luân với con trai là Hoàng Tôn Đán, bị khép vào tội chết, trong khi Hoàng Tôn Đán bị giáng xuống làm thứ dân.
Minh Mệnh nói, tội của Đán đáng chết, nhưng ta với anh ta tình nghĩa rất thâm nên tha cho hắn. Khi mẹ ruột là bà Thuận Thiên vẫn còn sống, hoàng tử Đán đã nhận bà Thừa Thiên, mẹ đẻ của Cảnh làm mẹ nuôi và về ở với bà.
Sử cũng chép rằng, trong thời gian bị giam chờ ngày hành hình thì Hoàng phi được đối xử tử tế, ăn ngon và chỗ ở đàng hoàng. Chiếu lệnh của vua Minh Mạng chỉ dựa theo một chứng cớ khá “vu vơ” là một cung nữ nhìn thấy đôi dép của Tống Thị trong phòng ngủ của Đán.
Tuy nhiên, nguồn tin khác lại cho rằng, tác giả của bào thai chính là...Vua, bởi nếu không thì ai dám "hỗn" với bà Hoàng phi đức hạnh khả phong, chị dâu của đương kim hoàng thượng? Nhưng điều này lại đặt ra câu hỏi, nguyên cớ nào mà Minh Mạng lại dan díu với chị dâu hơn mình cả chục tuổi và đã qua xuân thì từ lâu? Người ta cho rằng, mối tình…dục Minh Mạng – Tống Thị có thể diễn ra từ khi Thái tử qua đời và trước khi Minh Mạng lên ngôi.
Như mọi người đã biết, Hoàng tử Cảnh là hoàng tử châu Á đầu tiên du học tại phương Tây. Về nước, ông đã sát cánh cùng Vua cha chiến đấu vào sinh ra tử, thu phục giang sơn. Ông là người tính tình nhân từ nên được tướng sĩ yêu mến. Đáng tiếc, Hoàng tử Cảnh bị bệnh mất sớm để lại 2 người con trai, trong đó Mỹ Đường , tức Đán là con lớn, còn Mỹ Thùy cũng bị bệnh mất sớm vào sau này.
Theo tiền lệ đã có vào thời Chu Thái tổ, cũng như Lê Hiển tông, Thái tử qua đời trước vua thì con trai lớn sẽ được thừa kế, nhất là khi Đán đã khôn lớn và chỉ kém chú 6 tuổi. Tuy nhiên, vua Gia Long lại yêu mến hoàng tử thứ tư tên Đảm, một người thông minh, tính cách mạnh mẽ, chính là Minh Mạng sau này.
Hoàng tử Đảm đến với hoàng phi Tống thị có thể cắt nghĩa rằng, ngoại việc bà chị dâu nhan sắc lồng lộng lại góa chồng sơn còn phán ánh tham vọng của Đảm. Có lẽ thông qua Tống thị, ông muốn biết nội tình phe ủng hộ Hoàng tôn ra sao để tìm cách đối phó. Mặt khác, trong trường hợp ngai vàng rơi vào tay Đán thì với việc thân thiết với Thái hậu tương lai, Đảm vẫn hy vọng có phần trong việc phân chia quyền bính.
Rõ ràng vua đầu Nhà Nguyễn Gia Long cũng tỏ ra do dự trong chọn lựa, ông đã để trống ngôi vị Thái tử trong 15 năm và chỉ quyết định khi đã quá già yếu và lú lẫn. Có thể nói đây là một quyết định hết sức sai lầm. Từng được hấp thụ nền giáo dục phương Tây như cha mình, có thể đoán chắc rằng hoàng tôn Đán sẽ theo đuổi chính sách cải cách và cởi mở, giống như những chính sách tại Nhật bản trong cùng khoảng thời gian đó, đã đưa nước Nhật trở thành một cường quốc văn minh.
Dường như hoàng tôn Đán không bỏ cuộc và âm thầm tìm cách lật đổ Minh Mạng. Ông vẫn được nhiều vị quan tướng ủng hộ (công khai như Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Khôi…) và còn có những mối quan hệ ở nước ngoài. Và đó có lẽ đó là lý do chính của vụ án oan nghiệt nói trên.
Về phần Minh Mạng, ông vẫn ám ảnh nhiều bởi vấn đề trưởng thứ nên đã ra quy định rằng con trưởng không đương nhiên được lên ngôi mà phải chọn người xứng đáng nhất. Người kế nghiệp Minh Mạng là Thiệu Trị, kế vị Thiệu Trị là Tự Đức cũng đều là con thứ.
Cháu 4 đời của hoàng tôn Đán là Ngoại Kỳ hầu Cường Để đã tham gia phong trào Đông du, ông sang Nhật để tìm kiếm sự ủng hộ. Khi Nhật thắng Pháp, chính Bảo Đại cũng ngạc nhiên là Nhật không đưa Cường Để về làm Vua mà giữ nguyên ngôi vị của ông. Đây lại thêm một bí ẩn nữa của lịch sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét