Động thái này diễn ra sau cái chết của bốn học sinh trung học, những con người tẻ tuổi được coi là đã dũng cảm đụng độ với lực lượng an ninh và thiệt mạng. Hiện nay, tỉ lệ mù chữ ở đất nước này được coi là khá cao, lên đến 30%, trong bối cảnh xã hội có nhiều phe phái đối nghịch và sự phức tạp về chủng tộc và tôn giáo. Lịch sử quốc gia Sudan chỉ có hơn 60 năm cũng là ngần ấy năm của những cuộc nội chiến triền miên.
Hơn ba tháng đã trôi qua kể từ khi triều đại 30 năm của Tổng thống Bashir sụp đổ, nhưng cuộc biểu tình và bạo loạn ở Sudan chưa dừng lại mà vẫn có dấu hiệu gay gắt hơn. Nhưng người biểu tình trước đây yêu cầu Bashir từ chức thì nay lại yêu cầu Hội đồng quân sự chuyển tiếp phải trao quyền lực cho phe dân sự.
Sudan từng là quốc gia có diện tích lớn nhất châu Phi, được thành lập từ năm 1956. Trong quá khứ, Sudan chịu ảnh hưởng và là thuộc địa của Ai Cập. Năm 1946, Liên hợp quốc ra nghị quyết hợp thức hóa sự bảo hộ của Ai Cập. Sau đó 10 năm, Ai Cập rút quân và gần như ngay lập tức Sudan lâm vào nhưng cuộc nội chiến liên miên.
Năm 1989, đại tá Omar Bashir đã làm cuộc đảo chính quân sự để lên cầm quyền, nhưng dường như không giải quyết được những vấn đề của đất nước này, đặc biệt với Nam Sudan và tỉnh Darfur. Dafur vốn là một vương quốc riêng, trước khi bị Ai Cập thôn tính vào cuối thế kỷ 19 rồi ghép luôn vào Sudan cho “gọn sổ sách”. Dafur có diện tích nửa triệu km2 và dân số khoảng 10 triệu, tức khoảng ¼ dân số và diện tích Sudan. Quân chính phủ đã đàn áp khốc liệt cuộc nổi dậy của người Dafur, đến mức ông Bashir bị Tòa án hình sự quốc tế (ICC) khép vào tội diệt chủng và ban lệnh truy nã vào năm 2009. Từ đó Bashir chỉ dám công du nước ngoài có 2 lần, một lần trong nội bộ Châu Phi và một lần khác, đến Trung Quốc, quốc gia được coi là đồng minh thân thiết.
Năm 2010, mình đi Sudan và đặt khách sạn, mất 200USSD/ đêm. Đến thủ đô Khartoum, mới hóa ra khách sạn của mình chỉ là một nhà trọ nhỏ trong hẻm, trong phòng muỗi bay vo ve, phải dùng chung toilet và nhà tắm công cộng. Đêm hôm đó, mình chửi thầm tay Đại lý du lịch lừa đảo nhưng đến hôm sau thì thấy oan cho nó. Tại Khartoum, rất thiếu khách sạn, một chỗ tươm tất thì phải tối thiểu 500USSD.
Mình đến Sudan vào lúc chỉ còn mấy tháng nữa là tổ chức cuộc trưng cầu đân ý về việc tách Nam Sudan ra khỏi Sudan. Truyền thông ở đây đều công khai kêu gọi chia cắt, có lẽ do họ chán đánh nhau quá rồi, và kết quả đương nhiên là một quốc gia mới đã ra đời năm 2011. Có điều lạ là kể cả báo chí thân chính phủ cũng muốn chia cắt đất nước, điều rõ ràng làm suy giảm quyền lực của nhà nước và của Tổng thống. Hơn nữa, Nam Sudan chiếm giữ khu vực nhiều tài nguyên dầu lửa và do đó có vài tròn khá quan trọng trong nền kinh tế của Sudan khi còn thống nhất. Khi Nam Sudan tách ra, Sudan không còn là quốc gia lớn nhất châu Phi mà diện tích đã kém Algieria và Congo.
Bão táp “Mùa xuân Ả Rập” vào năm 2011 đã quật đổ các chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Lybia. Để làm xoa dịu làn sóng biểu tình, Bashir đã từng hứa hẹn từ chức nhưng khi bão tố qua đi, ông Bashir lại chấp thuận đề nghị của đảng cầm quyền để ứng cử thêm một lần nữa vì đơn giản là chưa tìm được người thay thế.
Thật ra, không hẳn Bashir không mất gì, ông đã chấp nhận cho Nam Sudan tách ra thành quốc gia độc lập từ tháng 7/2011. Người ta đã bình luận rằng nếu Nam Sudan ra đi thì Sudan không chỉ tách làm đôi mà sẽ tách làm bốn, ngoại trừ phía bắc là sa mạc không người ở thì tỉnh Dafur phía tây, tỉnh Kassala phía đông cũng sẽ tách khỏi Sudan.
Cũng vào năm 2009, một nhóm du khách châu Âu 11 người từ Ai Cập đã đi lạc vào vùng lãnh thổ của Sudan và bị phiến quân ở đây bắt giữ. Vùng biên giới mênh mông giữa Ai Cập và Sudan hoàn toàn là sa mạc, không có cột mốc biên giới. Theo báo chí, một toán đặc nhiệm Ai Cập đã táo bạo tấn công giải cứu cho nhóm du khách. Nhưng có lẽ đây chỉ là trò tuyên truyền, bởi khi trở về Italia, các du khách đã kể rằng chẳng hề nghe thấy tiếng súng nổ cũng như chẳng có cuộc tấn công nào mà phiến quân đã tự trao trả con tin. Điều này có thể hiểu được, phiến quân chỉ chống chính phủ Sudan chứ không hề muốn gây hấn với Ai Cập hay phương Tây.
Trong khi đó, tỉnh Kassala chỉ có dân số 1,5 triệu, nhưng là một sắc dân có ngôn ngữ riêng, diện tích cũng nhỏ, sống chủ yếu bằng nông nghiệp và khá nghèo nàn. Darur và Kassala có tách ra khỏi Sudan không ảnh hưởng nhiều như Nam Sudan. Chia cắt là chuyện đáng buồn nhưng lại là một giải pháp cần thiết và là bước ngoặt quan trọng nhằm hy vọng chấm dứt cuộc nội chiến và bất ổn triền miên ở đất nước này.
Theo lệnh cấm, các trường học sẽ đóng cửa vô thời hạn cho đến khi trật tự được vẫn hồi. Cái giá phải trả vẫn tiếp tục đau đớn và oan nghiệt đối với những người dân Sudan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mời bạn nhận xét