Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Triển vọng thoát Trung của nền kinh tế Úc

Sự phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc về kinh tế và thương mại nhiều năm qua đã đẩy nền kinh tế Úc vào tình thế đầy rủi ro.
Ngược dòng thời gian, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 tàn phá nền kinh tế thế giới, nhưng Úc đã tránh được cuộc suy thoái kinh tế nhờ vào việc xuất khẩu bùng nổ sang Trung Quốc. Từ thời điểm đó, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
Dần già, thị trường Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng hơn với tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu lên đến 35%, trong đó các mặt hàng lớn nhất là quặng sắt, than đá và khí đốt.
Jeffrey Wilson, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia, nhận xét quan hệ với Trung Quốc là điều rất khó khăn khi vấn đề kinh tế rất dễ liên quan đến chính trị.
"Khả năng tách bạch quan hệ kinh tế và quan hệ chính trị với Trung Quốc - nền tảng trong chính sách Trung Quốc của Úc kể từ giữa những năm 1990 - là không thể duy trì, như đã thấy trong những tuần gần đây",
Trong một động thái được coi là trả đũa chính trị, Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu sản phẩm từ các 4 công ty giết mổ của Úc  và áp thuế 80% đối với lúa mạch Úc.
Trong năm 2018-2019, Trung Quốc đã mua hơn 1/3 ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Úc, trị giá 153 AUD (99 tỷ USD), tỷ lệ đã tăng gần gấp đôi trong một thập kỷ.
Chỉ riêng xuất khẩu thịt bò và lúa mạch lần lượt mang về khoảng 2,6 tỷ AUD (1,6 tỷ USD) và 1,5 tỷ AUD (960 triệu USD) cho các nhà sản xuất Úc mỗi năm.
Cuộc chiến chưa dừng lại khi phía Trung Quốc tiếp tục tấn công vào mặt hàng chủ lực của Úc, quặng sắt Úc sẽ phải chịu “quy trình” mới khi làm thủ tục thông quan.
Đây không phải lần đầu Trung Quốc sử dụng đòn bẩy kinh tế để trừng phạt các đối tác thương mại.
Năm 2017, Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc tẩy chay không chính thức đối với ngành du lịch Hàn Quốc, sau khi nước này cho phép Mỹ triển khai hệ thống tên lửa trên đất của họ. Cuộc tẩy chay gây thiệt hại ước tính 7.500 tỷ won (6,7 tỷ USD), trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm đó. Các cửa hàng Lotte Mart cũng bị buộc phải đóng cửa tại Trung Quốc.
Theo như đe dọa của Đại sứ Trung quốc tại Canberra, Bắc Kinh còn có thể gây sức ép vào cả các lĩnh vực du học và du lịch của Úc.
Bob Carr, cựu ngoại trưởng, chất vấn: "Tại sao chúng ta không chọn cách tốt hơn là thúc ép Trung Quốc bằng ngoại giao và bằng đối thoại với các đồng minh quốc tế khác về cuộc điều tra quốc tế, từ tốn và có lẽ đợi đến khi đại dịch đi qua?"
Vẫn theo theo ông Wilson "Nói chung, việc tách khỏi Trung Quốc là không thực tế” ?!
Rõ ràng nền kinh tế Úc đang gặp những thách thức lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Người ta cho rằng, một khi Chương trình cứu trợ doanh nghiệp và người thất nghiệp trị giá hàng trăm tỉ Úc kim kết thúc vào tháng 9 tới đây thì sẽ có một loạt doanh nghiệp không thể tự đứng vững và phá sản.
Tuy nhiên, bất chấp những nguy cơ, Úc vẫn có thể sẵn sàng chấp nhận một số tổn thất kinh tế khi cho rằng cần phải thách thức Trung Quốc và đó chính là “thoát Trung” trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.
Những đòn đánh của Trung Quốc có thể hiểu được khi nước này đang thực hiện Thỏa thuận giai đoạn 1 với Mỹ, trong đó có việc phải mua thêm nông sản và do đó họ phải tìm cách cắt giảm nguồn cung khác.
Trong bối cảnh đại dịch, các nước Châu Phi không có tiền trả nợ thì Trung Quốc đành phải “thu” bớt khoáng sản, nguyên nhiên liệu để trừ nợ, và do đó nguồn khoáng sản từ Úc dù thuận tiện hơn cho việc vận tải cũng chịu sức ép phải giảm thiểu, chưa kể nhu cầu cho sản xuất cũng thấp đi.
Để giải quyết việc trường Đại học và cao đẳng đang thất thu, Chính phủ Úc đang tính đến giải pháp “ngoại lệ” cho phép các sinh viên quốc tế được nhập cảnh. Ngay cả trong trường hợp này, sinh viên Trung Quốc không phải là đối tượng được ưu tiên bởi người Tàu đang có tỉ lệ quá lớn trong các trường.
Trong một bài tiểu luận được xuất bản bởi Hiệp hội Châu Á vào tuần trước, Richard Maude, một nhà ngoại giao cấp cao về hưu, cho biết chính phủ Úc trong những năm gần đây nhận ra rằng các mối quan hệ "sẽ được định hình bởi những điểm khác biệt một cách mạnh mẽ hơn trước đây".
Với nguồn tài nguyên dồi dào và nông nghiệp phát triển, hy vọng nền kinh tế Úc không sụp đổ, dù có phải chịu đau đớn của việc cắt bớt nguồn lợi từ mối quan hệ với Trung Quốc.
Ngọc Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn nhận xét